Tăng huyết áp (cao huyết áp) ở phụ nữ có thai: những điều cầ

Ngày đăng: 9/4/2020 4:10:39 PM - Thiết bị chăm sóc sức khỏe - Toàn Quốc - 14
Chi tiết [Mã tin: 3061776] - Cập nhật: 44 phút trước

Tăng huyết áp nói chung là yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được quan trọng nhất của bệnh lý tim mạch, nó phổ biến hơn hút thuốc lá, rối loạn mỡ , đái tháo đường hay những yếu tố nguy cơ tim mạch khác. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý tim mạch, bao gồm đột quỵ, bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch ngoại biên. Tăng huyết áp (cao huyết áp) chiếm khoảng 54% tất cả các cơn đột quỵ và 47% tất cả các biến cố thiếu cơ tim trên toàn cầu

Tăng huyết áp (cao huyết áp) là bệnh lý thường gặp trong thời kỳ mang thai cũng là nguyên nhân chính gây bệnh tật, tử vong cho mẹ và thai nhi. Tăng huyết áp chiếm 15% số phụ nữ mang thai và chiếm tới 25% số phụ nữ sinh non nhập viện. Tăng huyết áp (cao huyết áp) ở phụ nữ có thai gặp trong nhiều tình huống khác nhau, trong đó tiền sản giật là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất.

tang-huyet-ap

CÓ NHỮNG LOẠI TĂNG HUYẾT ÁP NÀO TRONG THỜI KỲ MANG THAI?

Tăng huyết áp (Cao huyết áp) có thể xuất hiện trước thời điểm có thai, mới xuất hiện hoặc nặng lên trong thời kỳ mang thai. Có 3 loại chính:

  • Tăng huyết áp thai kỳ: Khi tăng huyết áp xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ, không kèm theo protein trong nước tiểu và các dấu hiệu tổn thương cơ quan do tiền sản giật 15 – 26% trường hợp tăng huyết áp thai kỳ có thể tiến triển thành tiền sản giật. Những trường hợp tăng huyết áp thai kỳ thường sẽ trở về bình thường sau 6 tuần sinh con.
  • Tăng huyết áp mạn tính: tăng huyết áp xuất hiện trước khi có thai hoặc trước tuần lễ 20 của thai kỳ tuy nhiên do tăng huyết áp thường không gây triệu chứng nên khó xác định thời điểm xuất hiện, bởi vậy trong thời kỳ có thai, nên theo dõi sát huyết áp ngay từ những tháng đầu.
  • Tiền sản giật và sản giật: tăng huyết áp xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ kèm theo tổn thương nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể như thận, gan, não…Tiền sản giật không được điều trị có thể xuất hiện những biến chứng nghiêm trọng thậm chí tử vong cho mẹ và thai nhi, đặc biệt khi tiến triển thành cơn sản giật. Trước đây, tiền sản giật được chẩn đoán khi có tăng huyết áp và protein trong nước tiểu, tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng có thể có những hình thái tiền sản giật không có protein trong nước tiểu.

tang-huyet-ap

VÌ SAO TĂNG HUYẾT ÁP TRONG THỜI KỲ CÓ THAI LÀ MỘT VẤN ĐỀ NGHIÊM TRỌNG?

   Tăng huyết áp (Cao huyết áp) trong thời kỳ có thai có thể dẫn đến nhiều nguy cơ, bao gồm:

  • Giảm dòng đến nhau thai: Nếu nhau thai không được cấp đủ , thai nhi sẽ nhận được ít oxy và các chất dinh dưỡng hơn, điều này có thể làm cho thai chậm phát triển, cân nặng thấp hoặc đẻ non. Thai nhi non tháng có thể gặp các vấn đề về hô hấp do phổi chưa trưởng thành, dễ nhiễm khuẩn và các biến chứng khác.
  • Nhau bong non: Tiền sản giật làm tăng nguy cơ nhau thai bong ra khỏi nội mạc tử cung trước khi sinh. Trong trường hợp nhau bong non thể nặng, nhiều biến chứng có thể xảy ra cho cả mẹ và thai nhi như thiếu nặng, rối loạn đông , thậm chí tử vong cả mẹ và con
  • Thai chậm phát triển trong tử cung: Tăng huyết áp ở mẹ có thể làm chậm hoặc giảm sự phát triển của thai trong tử cung.
  • Tổn thương nhiều cơ quan quan trọng cơ thể mẹ: Tăng huyết áp trong thời kỳ có thai không kiểm soát tốt có thể dẫn đến phá hủy và tổn thương những cơ quan quan trọng như thận, gan, não, phổi. Trong một số trường hợp, có thể đe dọa tính mạng khi các cơ quan này tổn thương.
  • Đẻ non: Trong một số trường hợp để cứu mẹ cần thiết phải chấm dứt thai kỳ sớm hơn bình thường, đứa bé sinh non có nhiều nguy cơ suy hô hấp, nhiễm trùng sơ sinh thậm chí tử vong.
  • Những bệnh lý tim mạch tương lai: Tiền sản giật làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch trong tương lai, nguy càng cao nếu tiền sản giật hơn một lần hoặc phải chấm dứt thai kỳ sớm vì tăng huyết áp.

tang-huyet-ap

LÀM SAO ĐỂ PHÁT HIỆN TĂNG HUYẾT ÁP KHI CÓ THAI?

Theo dõi huyết áp là một phần quan trọng trong chăm sóc sức khỏe thai sản. Tăng huyết áp trong thời kỳ có thai có thể được chẩn đoán dựa vào chỉ số huyết áp đo được hoặc dựa vào sự tăng số đo huyết áp so với trước khi mang thai.

Cũng như các trường hợp khác, tăng huyết áp (cao huyết áp) trong khi mang thai khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg. Định nghĩa về tăng huyết áp tương đối cho rằng nếu huyết áp tâm thu tăng > 30mmHg hoặc huyết áp tâm trương tăng > 15mmHg so với trước thời điểm có thai thì được gọi là THA thai kỳ.

 Lưu ý rằng huyết áp tăng phải ở ít nhất 2 lần đo, sản phụ ở tư thế ngồi thoải mái và sử dụng loại băng cuốn phù hợp.

LÀM SAO ĐỂ PHÁT HIỆN LIỆU MÌNH CÓ THỂ CÓ TIỀN SẢN GIẬT HAY KHÔNG?

 Bên cạnh con số huyết áp, một số dấu hiệu và triệu chứng của tiền sản giật bao gồm:

  • Sự xuất hiện của protein trong nước tiểu.
  • Đau đầu nghiêm trọng.
  • Thay đổi thị lực: Nhìn mờ, mất thị lực tạm thời hoặc tăng nhạy cảm ánh sáng.
  • Đau bụng hạ sườn phải hoặc trên rốn.
  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Khó thở.
  • Xét nghiệm: Tiểu cầu giảm, tăng men gan, suy gan hoặc rối loạn đông .

Tăng cân hoặc phù hai chi có thể gặp trong tiền sản giật nhưng có thể gặp trong thai nghén bình thường nên không được xem là dấu hiệu của tiền sản giật.

SỬ DỤNG THUỐC HẠ HUYẾT ÁP TRONG THỜI KỲ CÓ THAI LIỆU CÓ AN TOÀN?

Một số thuốc điều trị huyết áp an toàn và được sử dụng trong thời kỳ có thai như nifedipin, methyldopa nhưng cũng có nhiều thuốc là chống chỉ định khi có thai (Ức chế men chuyển/ức chế thụ thể…). Vì vậy, tuyệt đối không tự ý sử dụng các thuốc tăng huyết áp mà không có chỉ dẫn của bác sĩ. Điều trị hạ huyết áp trong thời kỳ có thai là vô cùng quan trọng để tránh những biến cố nguy hiểm, tuy nhiên việc hạ áp cần được kiểm soát chặt chẽ và theo dõi thường xuyên con số huyết áp, tác dụng phụ của thuốc.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ GIẢM BIẾN CHỨNG CỦA TĂNG HUYẾT ÁP TRONG LÚC CÓ THAI?

tang-huyet-ap

  • Khám thai thường xuyên: Đo huyết áp, xét nghiệm , siêu âm đánh giá phát triển của thai để đảm bảo theo dõi chặt chẽ sức khỏe sản phụ và thai nhi
  • Uống thuốc huyết áp theo đơn đầy đủ và kiểm tra hiệu quả điều trị thường xuyên bằng cách tự theo dõi huyết áp tại nhà
  • Hoạt động thể lực nhẹ nhàng, tránh gắng sức, stress
  • Lối sống lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh, tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, phủ tạng, tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, lạm dụng rượu

Mặc dù các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục nghiên cứu các biện pháp ngăn ngừa tiền sản giật nhưng hiện tại chưa có những chiến lược cụ thể.

LÚC NÀO CẦN NHẬP VIỆN THEO DÕI HUYẾT ÁP VÀ CHUYỂN DẠ NHƯ THẾ NÀO?

  • Khi huyết áp tâm thu ≥ 170mmHg hoặc tâm trương ≥ 110mmHg là một cấp cứu cần nhập viện cần kiểm soát huyết áp ngay.
  • Khi có các dấu hiệu của tiền sản giật nặng như đau đầu dữ dội, rối loạn thị lực.
  • THA thai kỳ hoặc tiền sản giật nên đẻ chỉ huy lúc 37 tuần.
  • Nên tiến hành đình chỉ thai nghén sớm khi tiền sản giật nặng với biểu hiện như rối loạn thị lực, rối loạn đông hoặc xuất hiện cơn sản giật

LIỆU CÓ THỂ CHO CON BÚ SAU SINH KHÔNG?

Cho con bú được khuyến khích ở hầu hết phụ nữ tăng huyết áp, thậm chí những người đang cho con bú. Tuy nhiên, cần trao đổi với bác sĩ về tính an toàn và khả năng thuốc qua sữa mẹ, tình trạng kiểm soát huyết áp để lựa chọn được biện pháp tối ưu.

Tin liên quan cùng chuyên mục Thiết bị chăm sóc sức khỏe