Tế bào lympho t quan trọng với hệ miễn dịch như thế nào?

Ngày đăng: 9/25/2024 9:14:28 AM - Lĩnh vực khác - Toàn Quốc - 8
  • ~/Img/2024/9/te-bao-lympho-t-quan-trong-voi-he-mien-dich-nhu-the-nao-01.jpg
~/Img/2024/9/te-bao-lympho-t-quan-trong-voi-he-mien-dich-nhu-the-nao-01.jpg
Chi tiết [Mã tin: 5570818] - Cập nhật: 26 phút trước

Lympho T và lympho B là hai loại tế bào có nguồn gốc từ tủy xương. Trong đó, Tế bào lympho T đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.


1. Tế bào lympho T là gì?

Hệ thống hạch bạch huyết của cơ thể được hình thành từ các tế bào lympho, bao gồm lympho B – tế bào tạo ra kháng thể để nhận diện và liên kết với mục tiêu, và lympho T – tế bào trực tiếp tiêu diệt các tế bào bất thường hoặc nhiễm bệnh.

Tế bào lympho T, hay còn gọi là tế bào T, được hình thành và phát triển từ tủy xương hoặc gan, sau đó trưởng thành tại tuyến ức. Các loại tế bào lympho T gồm:

  • Tế bào lympho T độc (Cytotoxic T cells): Tiêu diệt các tác nhân lạ xâm nhập gây hại như virus, vi khuẩn, tế bào ung thư.
  • Tế bào lympho T hỗ trợ (Helper T cells): Phối hợp với các tế bào miễn dịch khác khi cơ thể bị đe dọa để kích hoạt phản ứng miễn dịch.
  • Tế bào lympho T điều hòa (Regulatory T cells): Kiểm soát phản ứng miễn dịch, ngăn ngừa hệ miễn dịch phản ứng quá mức.
  • Tế bào lympho T tự nhiên (Natural Killer T cells): Mặc dù có một số điểm tương đồng với các loại lympho T khác, tế bào này có chức năng đặc biệt trong việc tiêu diệt tế bào nhiễm bệnh.
  • Tế bào lympho T ghi nhớ (Memory T cells): Lưu trữ thông tin về các mầm bệnh đã gặp để kích hoạt phản ứng miễn dịch nhanh chóng khi cơ thể gặp lại chúng.

Hệ miễn dịch của cơ thể được chia thành hai loại: miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu. Miễn dịch đặc hiệu hình thành khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên, còn miễn dịch không đặc hiệu là sự bảo vệ tự nhiên có sẵn. Miễn dịch đặc hiệu gồm hai loại là miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Miễn dịch tế bào liên quan chặt chẽ đến vai trò của tế bào lympho T, giúp cơ thể chống lại các tế bào bất thường hoặc tế bào bị nhiễm khuẩn và virus.


2. U lympho là gì?

Hạch lympho, hay còn gọi là hạch bạch huyết, là cơ quan quan trọng trong hệ bạch huyết. U lympho, hay lymphoma ác tính, xảy ra khi có sự tăng sinh bất thường của các tế bào bạch huyết. Bệnh có thể khởi phát từ các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan như gan, lá lách.


U lympho có thể được chia thành:

  • U lympho Hodgkin (bệnh Hodgkin): Một dạng ung thư nghiêm trọng, thường gặp ở người trẻ tuổi từ 20–40 tuổi. Bệnh này có thể được chữa khỏi với tỷ lệ thành công lên tới 80%.
  • U lympho không Hodgkin: Phổ biến hơn và thường gặp ở người lớn, bao gồm u lympho loại B (phổ biến) và u lympho loại T (hiếm gặp).


U lympho ác tính phát triển qua bốn giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Xuất hiện một khối u.
  • Giai đoạn 2: Ung thư lan đến các hạch bạch huyết khác nhưng vẫn nằm ở cùng một phía của cơ hoành.
  • Giai đoạn 3: Ung thư tiếp tục lan rộng.
  • Giai đoạn 4: Ung thư di căn đến các cơ quan như phổi, xương, não...


3. Dấu hiệu của u lympho là gì?

Ở giai đoạn đầu, u lympho thường không gây ra triệu chứng rõ rệt. Khi phát triển, bệnh có thể gây:

Sưng và nổi u: Xuất hiện u ở cổ, nách, bẹn, thường không đau.

Mệt mỏi: Cảm giác mệt mỏi, kiệt sức không giảm dù đã nghỉ ngơi.

Giảm cân không rõ nguyên nhân.

Sốt: Do tế bào lympho tăng sinh làm tăng nhiệt độ cơ thể.

Ra mồ hôi đêm.


Ngoài ra, các triệu chứng khác có thể bao gồm khó chịu ở bụng, ngứa, thiếu và một số biểu hiện thần kinh.

Tin liên quan cùng chuyên mục Lĩnh vực khác