Thẩm tra pháp lý và những điều cần biết

Ngày đăng: 5/5/2020 10:08:52 AM - Tổng hợp - Toàn Quốc - 157
Chi tiết [Mã tin: 2959324] - Cập nhật: 24 phút trước

Thực tế tại Việt Nam hiện nay, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có các hoạt động tài chính, kế toán và pháp lý rõ ràng.

 

Nếu như hoạt động kiểm toán doanh nghiệp được thực hiện bởi các Công ty kiểm toán nhằm kiểm tra tình hình tài chính, kê khai thuế của doanh nghiệp thì dịch vụ Thẩm tra pháp lý lại tập trung vào việc thẩm tra việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp được thực hiện bởi các Công ty luật cung cấp dịch vụ pháp lý này.

 

Chương trình Thương vụ bạc tỷ (Shark Tank) là một ví dụ điển hình cho sự cẩn trọng của các nhà đầu tư trong khâu Due Diligence. Mùa 1 của chương trình Thương vụ Bạc tỷ đã kết thúc với câu chuyện về nhiều Startups tiềm năng khi gọi được vốn từ các Sharks. Tuy vậy thực tế cho thấy, chỉ có 7 trên 22 startups được hứa hẹn rót vốn trên truyền hình thật sự nhận được khoản đầu tư này. Còn lại các startups thất bại hầu hết do không đảm bảo được các điều kiện từ các Shark trong quá trình Due Diligence.

Một câu chuyện tương tự cũng xảy ra ở chương trình Shark Tank Úc. Shark Steve Baxter tiết lộ rất ít các doanh nghiệp bước qua được giai đoạn Due Dililenge, 50 doanh nghiệp gọi vốn, 27 nhận được đề nghị đầu tư và chỉ 4 doanh nghiệp thật sự gọi vốn thành công. Để lý giải về vấn đề này, Baxter thừa nhận sự thiếu minh bạch của Startups khi định giá công ty.

Như vậy, có thể thấy Due Diligence đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định sự thành bại của một thương vụ đầu tư hay M&A.

XEM THÊM: https://gvlawyers.com.vn/tham-tra-phap-ly-la-gi-tai-sao-can-tham-tra-phap-ly/?lang=vi

Tin liên quan cùng chuyên mục Tổng hợp