Thành phần của đất trồng bao gồm những gì?

Ngày đăng: 3/19/2025 10:17:35 AM - Dịch vụ - Toàn Quốc - 17
  • ~/Img/2025/3/thanh-phan-cua-dat-trong-bao-gom-nhung-gi-01.jpg
~/Img/2025/3/thanh-phan-cua-dat-trong-bao-gom-nhung-gi-01.jpg
Chi tiết [Mã tin: 5892407] - Cập nhật: 52 phút trước

Đất trồng có vai trò quan trọng trong việc giúp cây sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ được đất trồng là gì và các thành phần của đất trồng bao gồm những gì? Chính vì vậy, trong bài viết này hãy cùng UCC Việt Nam tìm hiểu rõ hơn về các vấn đề trên.

Thành phần của đất trồngThành phần của đất trồng


1. Đất trồng là gì? 

Đất trồng là một lớp bề mặt tơi xốp nằm ở lớp bên ngoài của vỏ Trái Đất. Là nơi cung cấp sự sống cho các loài thực vật. Nó được hình thành thông qua quá trình biến đổi đá. Và chịu tác động của các yếu tố như khí hậu, sinh vật và con người. Từ đó, tạo nên một lớp đất trồng có độ phì nhiêu tốt giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh.

Đất trồng là gì?Đất trồng là gì?

Hay hiểu đơn giản, đất trồng là một thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ đất được sử dụng. Để trồng trọt hoặc đất có đủ chất dinh dưỡng và độ ẩm để cây sinh trưởng tốt. Ngoài ra, đất trồng phải đáp ứng một số yêu cầu cơ bản về độ thoáng khí, độ ẩm, độ pH phù hợp, đủ chất dinh dưỡng,… để giúp cây trồng phát triển và tăng năng suất.

2. Phân loại đất trồng

Đất trồng trong ngành nông nghiệp sẽ căn cứ vào từng địa hình. Và đặc điểm thành phần, tích chất để phân thành các loại đất trồng. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm, tính chất khác nhau và thích hợp với từng loại cây trồng khác nhau.

Đất cát

Đất cát là một dạng đất thô, rời rạc có kích thước đa dạng, từ hạt min (0,05mm) đến hạt thô (2mm). Thành phần chính của đất chiếm khoảng 80% – 100% là cát và 0 – 20% là độ mùn và sét. Với đặc điểm này, đất có khả năng thoát nước tốt và khó khăn trong việc giữ nước và chất dinh dưỡng cho cây do thiếu hụt thành phần mùn và sét.

Phân loại đất trồngPhân loại đất trồng

Đất thịt

Đất thịt có thành phần đa dạng bao gồm khoảng 25% – 50% cát, 30% – 50% mùn và 10% – 30% sét. Với thành phần chính là cát giúp ngăn chặn tình trạng ngập úng. Trong khi mùn cung cấp chất dinh dưỡng và giữ nước, thì sét với khả năng giữ nước đã tạo lên độ phì nhiêu cho đất. Đất thịt rất thích hợp để trồng cây ăn quả và cho ra sản lượng cao.

Đất sét

Đất sét là loại đất đặc biệt, tạo độ dẻo khi ướt và những khối đất cứng khi khô. Thành phần của đất sét bao gồm 0% – 45% cát, 0% – 45% mùn và 50% – 100% sét. Với đặc tính này khiến đất sét cần cải thiện về độ phì nhiêu bằng cách bón phân hữu cơ và vôi. Hiện nay, đất sét cũng đang được ứng dụng nhiều trong trồng trọt.


✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Kiểm nghiệm đất sét trong hoạt động nông nghiệp

 

3. Thành phần của đất trồng gồm những gì?

Đất trồng không chỉ là lớp bề mặt của vỏ Trái Đất mà nó còn là một hệ thống bao gồm nhiều thành phần khác nhau. Mỗi thành phần trong đó sẽ đóng một vai trò thiết yếu trong việc cung cấp điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển. Các thành phần của đất trồng bao phần khí, phần lỏng và phần rắn.

Thành phần chính của đất trồng gồm những gì?Thành phần chính của đất trồng gồm những gì?

3.1. Phần khí

Phần khí trong đất bao gồm oxy và carbon dioxide (CO2), và nó rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng của cây trồng. Lượng oxy trong đất thường thấp hơn nhiều so với không khí bên ngoài. Trong khi khi lượng carbon dioxide lại cao hơn hàng trăm lần. Lượng oxy trong đất là rất cần thiết cho quá trình hô hấp của rễ cây. Ngoài ra, CO2 đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của cây trồng. Chính vì vậy, việc duy trì sự cân bằng giữa O2 và CO2 trong đất giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh. Và hoạt động của các vi sinh vật trong đất cũng được hiệu quả hơn.

3.2. Phần lỏng

Phần lỏng chủ yếu là nước, là yếu tố không thể thiếu để duy trì sự sống trong đất. Nước đóng vai trò hoà tan các chất dinh dưỡng, từ đó giúp cây trồng dễ dàng hấp thụ thông qua rễ cây. Nước cũng duy trì độ ẩm cần thiết cho sự phát triển của cây, làm giảm tình trạng khô hạn trong mùa khô. Rễ cây sẽ sử dụng các lông hút để hút nước và muối khoáng. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây sự phát triển của cây trồng. 

3.3. Phần rắn

Thành phần đất trồngThành phần đất trồng

Trong phần rắn của đất được chia thành 2 nhóm chính là chất hữu cơ và chất vô cơ. Đối với chất vô cơ, chúng bao gồm các chất dinh dưỡng như nito, photpho, kali và các thành phần khác như cát, sét, limon. Tất cả các thành phần này chiếm 92% đến 98% thành phần rắn của đất. Các yếu tố này không chỉ ảnh hưởng đến cấu trúc, tính chất của đất. Mà nó còn quyết định khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất.

Thành phần chất hữu cơ chiếm 2% – 8% còn lại phần rắn trong đất bao gồm các vi sinh vật, xác động vật, thực vật và vi sinh đã chết. Các vi sinh vật trong đất sẽ chịu trách nhiệm phân huỷ xác động (thực) vật thành các chất hữu cơ và khoáng chất. Những chất này sẽ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và cũng là nguyên liệu để tạo thành chất mùn. Chất mùn là thành phần quan trọng giúp cải thiện tính chất của đất, làm đất tơi xốp, giữ nước tốt.

Việc hiểu rõ các thành phần của đất trồng sẽ giúp người nông dân có thể quản lý đất hiệu quả hơn. Điều này giúp tối ưu hoá điều kiện phát triển cho cây mà còn đảm bảo sự bền vững trong canh tác nông nghiệp.

4. Các yếu tố cần thiết để cải thiện thành phần của đất 

Việc cải thiện thành phần đất trồng là yếu tố quan trọng để đạt được năng suất cao cho cây trồng. Đất khỏe mạnh không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Để cải thiện chất lượng đất, cần chú ý đến các yếu tố sau đây:

Các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần đất trồngCác yếu tố ảnh hưởng đến thành phần đất trồng

– Cải thiện cấu trúc đất: khả năng giữ nước, thoát nước của đất.

  • Bổ sung thêm phân hữu cơ sẽ giúp cải thiện cấu trúc đất. Từ đó, giúp tăng khả năng giữ nước. Và tăng khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
  • Trồng thêm các loại cây che phủ như cỏ hoặc cây ngắn ngày để giúp bảo vệ bề mặt của đất khỏi sự xói mòn. Đồng thời khi phân huỷ sẽ cung cấp chất hữu cơ cho cây.

– Quản lý độ pH: khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.

  • Kiểm tra độ pH định kỳ: Sử dụng bộ thử độ pH để kiểm tra pH của đất thường xuyên. Nếu độ pH của đất quá cao hoặc thấp sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cây trồng.
  • Bổ sung thêm vôi hoặc lưu huỳnh: Thêm vôi nếu đất quá chua (pH thấp). Hoặc lưu huỳnh nếu đất nhiều kiềm (pH cao). 

– Cải thiện khả năng giữ nước: duy trì sự phát triển của cây trồng.

  • Tăng cường độ tơi xốp của đất. Thêm các chất hữu cơ để giúp cải thiện cấu trúc đất, từ đó tăng khả năng giữ nước. 
  • Tạo độ phủ cho đất. Sử dụng lớp phủ từ rơm rạ, cỏ khô để bảo vệ bề mặt đất khỏi sự bay hơi nước và giúp duy trì độ ẩm.

Đất trồngĐất trồng

5. Tổng kết

Trên đây là những thông tin chi tiết để giải đáp thắc mắc thành phần của đất trồng gồm những gì? Hy vọng rằng bài viết sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn. Mọi thông tin cần hỗ trợ, quý khách hàng vui lòng liên hệ UCC VIỆT NAM qua:

Hotline 036 7908639 email admin@ucc.com.vn để được nhân viên hỗ trợ tốt nhất!


✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Kiểm Nghiệm Đất - Chìa khóa cho nền nông nghiệp bền vững


Thông tin liên hệ
Tin liên quan cùng chuyên mục Dịch vụ