Thủ tục kinh doanh công ty suất ăn công nghiệp

Ngày đăng: 11/29/2022 9:27:47 PM - Tổng hợp - Toàn Quốc - 15
Chi tiết [Mã tin: 4301424] - Cập nhật: 17 phút trước

Hiện tại, càng nhiều khu công nghiệp mọc lên thì nhu cầu thành lập công ty ngành dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp cũng ngày càng nhiều. Tuy nhiên vấn đề về pháp lý và các điều kiện để thành lập công ty suất ăn là gì đang là câu hỏi chưa có sự giải đáp đối với các nhà đầu tư chưa am hiểu quy định pháp luật. Khi muốn thành lập công ty suất ăn công nghiệp các nhà doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện cần và đủ của pháp luật; phải soạn hồ sơ đủ và đúng mẫu; mặt khác còn gặp khó khăn trong việc làm việc với cơ quan có thẩm quyền. Có lẽ khó khăn khi tiến hành thủ tục thành lập công ty suất ăn công nghiệp chính là rào cản cho các chủ doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh của mình.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP Nghị định về đăng ký doanh nghiệp;
  • Luật an toàn thực phẩm 2010;
  • Nghị định 15/20/NĐ-CP;

Quy định của pháp luật về thành lập Công ty suất ăn công nghiệp?


Điều kiện thành lập Công ty

Với đặc thù là sản xuất đồ ăn, thực phẩm nên các công ty suất ăn công nghiệp ngoài việc được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp còn đảm bảo các điều kiện về an toàn thực phẩm. Theo Điều 3, Chương II của Thông tư 30/2012/TT-BYT: Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến suất ăn công nghiệp như sau:

  • Đảm bảo an toàn thực phẩm đối với nơi kinh doanh dịch vụ ăn uống.
  • Bếp ăn được bố trí không được xảy ra nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.
  • Tiêu chuẩn mẫu nước phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.
  • Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải.
  • Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ và có các biện pháp ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.
  • Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
  • Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến.
  • Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
  • Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong chế biến và bảo quản thực phẩm
  • Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn, lưu mẫu thức ăn.
  • Thực phẩm phải được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh.
  • Thực phẩm bày bán phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại; được bày bán trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất.
  • Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh và không gây ô nhiễm cho thực phẩm.

Trụ sở Công ty

Địa chỉ trụ sở chính công ty phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp vàcó giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu trụ sở thuê phải có hợp đồng thuê và bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tên Công ty

Tên Công ty suất ăn công nghiệp được đặt theo quy định tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020. Tên Công ty gồm 02 thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng doanh nghiệp. Tên công ty không được phép trùng hoặc gây nhầm lẫn với những công ty đã đăng ký trước đó. Doanh nghiệp nên tra cữu tên đăng ký để không bị trùng lặp khi đăng ký.

Vốn điều lệ

Hiện nay, theo quy định pháp luật đa số các ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống thường không quy định bắt buộc về mức vốn tối thiểu. Đối với các ngành nghề mà pháp luật không quy định điều kiện về vốn thì doanh nghiệp có thể đăng ký mức vốn tùy ý. Bên cạnh đó cũng có những ngành có điều kiện bắt buộc về vốn, mức vốn điều lệ phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định.

Doanh nghiệp nên đăng ký mức vốn điều lệ trong phạm vi năng lực tài chính của mình để có thể hạn chế tối đa các rủi ro trong kinh doanh, không nên đăng ký quá cao hoặc quá thấp. 

Ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp thành lập công ty suất ăn công nghiệp có thể đăng ký các mã ngành nghề như sau:

Mã 5629: Dịch vụ ăn uống khác. Nhóm này gồm cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng với khách hàng trong khoảng thời gian cụ thể; cung cấp suất ăn theo hợp đồng; hoạt động của các căng tin và hàng ăn tự phục vụ; hoạt động cung cấp suất ăn công nghiệp cho các nhà máy, xí nghiệp….

Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể lựa chọn một số ngành nghề kinh doanh liên quan khác để đăng ký.

Các loại thuế phải nộp

Các loại thuế công ty suất ăn công nghiệp phải tiến hành nộp cho cơ quan nhà nước bao gồm: thuế Môn bài; thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập doanh nghiệp. 

Hồ sơ cần chuẩn bị khi thành lập Công ty suất ăn công nghiệp

Tùy theo các loại hình công ty, sẽ có các thành phần tài liệu hồ sơ khác nhau; nhưng về cơ bản những tài liệu dưới đây cần có:

  1. Đơn đề nghị thành lập công ty suất ăn công nghiệp (theo mẫu);
  2. Dự thảo Điều lệ của công ty suất ăn công nghiệp;
  3. Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập, người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp;
  4. Giấy ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ (nếu có).
  5. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sau:
  • Bản sao có chứng thực Căn cước công dân/Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu của thành viên cá nhân;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; Giấy tờ cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
  • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệphoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Quy trình thành lập Công ty suất ăn công nghiệp

Xác định loại hình doanh nghiệp và chuẩn bị hồ sơ hợp lệ:

  • Tùy vào nhu cầu và mức tài chính của chủ doanh nghiệp mà chọn ra loại hình doanh nghiệp phù hợp với mình. Hiện các loại hình doanh nghiệp phổ biến là: Công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh,…
  • Sau khi đã chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp, chủ doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ hợp lệ: Bộ hồ sơ hợp lệ để đăng ký kinh doanh suất ăn công nghiệp đã được đề cập tại Mục 4 của bài viết.

Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh thành phố nơi công ty dự kiến đặt trụ sở công ty qua hình thức nộp trực tiếp hoặc trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Kiểm tra, giải quyết và trả kết quả

  • Trong vòng 03 ngày kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp cầm biên nhận và hồ sơ gốc lên Phòng Đăng Ký Kinh Doanh sở kế hoạch đầu tư để nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Nếu hồ sơ không hợp lệ, trong 3 ngày kể từ khi nhận hồ sơ, phải thông báo doanh nghiệp thay đổi sửa đổi bổ sung theo quy định pháp luật.

Khắc dấu

  • Sau khi có giấy phép đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành khắc dấu hợp pháp và tự quyết định về số lượng, mẫu dấu, hình thức của công ty mình.
  • Doanh nghiệp mang theo bản sao công chứng giấy phép kinh doanh và bản sao chứng minh nhân dân của người đại diện theo pháp luật đến cơ quan khắc dấu để làm thủ tục.

Tư vấn và hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý sau khi thành lập công ty:

Sau khi có Giấy đăng ký doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tiến hành Treo bảng hiệu Công ty; Mua chữ ký số để kê khai thuế điện tử; Mở tài khoản ngân hàng công ty; Thực hiện thủ tục đăng ký nộp thuế điện tử; Mua hóa đơn điện tử, mua hóa đơn VAT hoặc đặt in hóa đơn; Thông báo phát hành hóa đơn VAT….

Các thủ tục trên bắt buộc phải thực hiện sau khi thành lập Công ty suất ăn công nghiệp.

Quy trình, thủ tục xin cấp các loại giấy phép con hoạt động cung cấp suất ăn công nghiệp

Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; doanh nghiệp muốn hoạt động phải tiến hành xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và đảm bảo những điều kiện sau:

  • Có đầy đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình kinh doanh thực phẩm theo quy định;
  • Có đăng ký ngành; nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Hồ sơ để xin cấp Giấy chứng nhận bao gồm: Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 26/2012/TT-BYT,
  1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  3. Bản sao hợp lệ Giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện doanh nghiệp.
  4. Giấy xác nhận tình trạng sức khoẻ chủ công ty;
  5. Văn bản trình bày chi tiết về trang thiết bị, cơ sở vật chất, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm.
  6. Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Thủ tục nộp hồ sơ:

  • Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cục An toàn thực phẩm nơi công ty đặt trụ sở.
  • Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra điều kiện về an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Sau khi hoàn thành các thủ tục trên, công ty có thể hoạt động kinh doanh suất ăn công nghiệp hợp pháp.


Tin liên quan cùng chuyên mục Tổng hợp