Thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

Ngày đăng: 10/20/2021 1:30:11 AM - Dịch vụ - TP HCM - 452
Chi tiết [Mã tin: 3483475] - Cập nhật: 22 phút trước

Đối với những Doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng và muốn phổ biến rộng rãi sản phẩm của mình đến người tiêu dùng, cách nhanh nhất đó chính là quảng cáo. Tuy nhiên, để có thể tiến hành quảng cáo thực phẩm chức năng, Doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng cho sản phẩm của mình. Với kinh nghiệm của mình, Chúng tôi xin giới thiệu thủ tục xin cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng với nội dung cụ thể như sau:

1. Căn cứ pháp lý

Để xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng cần tuân thủ theo các luật - nghị định bên dưới:

- Luật Quảng cáo 2012

- Nghị định 1/2013/NĐ-CP

- Nghị định 15/20/NĐ-CP

- Nghị định 38/2021/NĐ-CP

- Thông tư 09/2015/TT-BYT

2. Giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng là gì?

Giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng là giấy phép do Cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp cho doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo, việc cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo chỉ được thực hiện sau khi hồ sơ xin phép quảng cáo đã được thẩm định và xác nhận đầy đủ và hợp lệ.

 

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

3. Quy định về quảng cáo thực phẩm chức năng 2021

Các trường hợp không được cấp phép quảng cáo thực phẩm chức năng, sở dĩ ngay từ những thông tin đầu tiên, Thiên Di đã đề cập đến các trường hợp không được cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng là vì muốn quý khách hàng nhận biết được khả năng xin giấy phép thành công hay thất bại. Hoặc nếu không may thất bại sẽ phải sửa đổi những gì để thành công.

Những quảng cáo không được cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng gồm có:

– Quảng cáo thực phẩm chức năng khi chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo

– Quảng cáo thực phẩm chức năng không đúng hoặc quá với công dụng của sản phẩm

– Quảng cáo thực phẩm chức năng trái với quy định an toàn thực phẩm

– Quảng cáo thực phẩm chức năng là thuốc có tác dụng chữa bệnh

– Sản phẩm quảng cáo là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng

– Quảng cáo thực phẩm chức năng dùng hình ảnh, thư tín của bệnh nhân, đơn vị, nhân viên y tế

– Quảng cáo dưới dạng bài viết có nội dung đề cập đến tác dụng điều trị bệnh

– Cùng một số điều khoản khác theo quy định quảng cáo đã được pháp luật thông qua

Như vậy, để đảm bảo khả năng đăng ký thành công giấy phép quảng cáo thực phẩm, khách hàng nên xem xét kỹ những trường hợp trên để điều chỉnh lại nội dung quảng cáo cho phù hợp.

Xem thêm : Xin giấy phép công bố thực phẩm chức năng

4. Tại sao phải thực hiện thủ tục xin giấy phép Quảng cáo thực phẩm chức năng ?

- Theo quy định tại nghị định 15/20/NĐ- CP quy định các thực phẩm phải xin giấy phép trước khi quảng cáo trong đó có các trường hợp sau:

+ Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt ( Đây chính là các dòng sản phẩm của thực phẩm chức năng)

+ Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi không thuộc trường hợp cấm quảng cáo quy định tại Điều 7 của Luật quảng cáo

- Và theo quy định tại Điều 1, Điều 2 của Thông tư 09/2015/TT-BYT khi Thực phẩm chức năng thực hiện quảng cáo cần phải làm thủ tục xin giấy phép.

Như vậy, theo các quy định trên bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng trước khi thực hiện việc quảng cáo sản phẩm ra thị trường

5. Mức xử phạt khi không thực hiện thủ tục xin giấy phép Quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng

- Theo quy định tại Điều 49 Nghị định 38/ 2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo về có quy định mức phạt vi phạm các quy định xin giấy phép quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt có quy định mức phạt như sau: " Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối cá nhân và 40.000.000 đồng đến 50.000.000 với tổ chức về hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định và biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo"

- Theo quy định tại Điều 36 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi vi vi phạm các quy định về điều kiện quảng cáo có quy định mức phạt như su:

"1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy theo quy định khi quảng cáo các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;

b) Không có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng theo quy định khi quảng cáo tài sản.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này "

Ngoài những quy định xử phạt chung như trên, pháp luật còn quy định nhiều nhóm hành vi vi phạm khác nhau như: vi phạm các quy định chung về quảng cáo; vi phạm về quảng cáo trên các loại phương tiện khác nhau; vi phạm về quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt tùy từng hành vi vi phạm mà bị xử phạt ở các mức khác nhau.

6. Điều kiện thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng.

- Tổ chức đề nghị đăng quảng cáo phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh liên quan tới y tế.

- Phải có Giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc Giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải công bố tiêu chuẩn;

- Quảng cáo phải có các nội dung sau:

  • Tên thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm;
  • Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
  • Tác dụng chính và các tác dụng phụ (nếu có);
  • Khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

- Nội dung quảng cáo không được làm người ta lầm tưởng thực phẩm chức năng là thuốc.

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

TÌM HIỂU NGAY: Điều kiện và thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

7. Phương tiện quảng cáo

- Quảng cáo trên poster

- Quảng cáo trên truyền hình

- Quảng cáo bằng âm thanh

- Quảng cáo trên website

- Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo,

- Quảng cáo trên các phương tiện giao thông

- Quảng cáo trên Báo chí

- Quảng cáo tại Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao

- Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo.

- Quảng cáo trên các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác

8. Quảng cáo thực phẩm chức năng dưới dạng nào ?

Phụ thuộc vào mục đích cũng như chiến lược kinh doanh từ đó các đơn vị thực hiện quảng cáo lựa chọn cách thức quảng cáo phù hợp.

- Quảng cáo bằng maket. Đây là hình thức quảng cáo này, các nội dung quảng cáo được thể hiện dưới dạng chữ viết và hình ảnh. Đối với dạng sản phẩm quảng cáo này phù hợp với việc mục đích quảng cáo một cách cố định tại các cửa hàng, cơ sở kinh doanh, buôn bán hoặc tại không gian cố định của website có ưu điểm là có thể đặt được ở các địa điểm mình mong muốn nhưng có hạn chế là không truyền tải được và đa dạng hóa thông tin truyền tải.

- Quảng cáo bằng Video (TVC). Đây là hình thức quảng cáo truyền tải được nhiều nội dung đa dạng, phong phú,sinh động tới người tiêu dùng nhưng có hạn chế là cần phải xây dựng kịch bản chi tiết và tốn kém chi phí hơn so với quảng cáo bằng maket và chỉ sử dụng được bằng công nghệ hiện đại như: Truyền hình, Webssite hoặc các thiết bị công nghệ khác.

Như vậy, khi thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng, khách hàng cần xác định rõ phương tiện quảng cáo và cách thức quảng cáo phù hợp để đưa ra lựa chọn quảng cáo phù hợp

9. Các thông tin bắt buộc phải có trong nội dung quảng cáo

+ Tên sản phẩm;

+ Xuất xứ hàng hoá, tên địa chỉ nhà sản xuất, nhà nhập khẩu;

+ Tác dụng của sản phẩm (nếu có);

+ Các cảnh báo khi sử dụng sản phẩm (nếu có);

+ H¬ướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản (đối với các sản phẩm có cách sử dụng, cách bảo quản đặc biệt);

+ Riêng với các sản phẩm thực phẩm chức năng phải có dòng chữ hoặc lời đọc “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

- Nội dung quảng cáo không được sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế. Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.

- Việc quảng cáo trên báo hình, báo nói với thời lượng ngắn dưới 15 giây thì không phải đọc " Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh", nhưng phải thể hiện khuyến cáo trong quảng cáo

Tìm hiểu thêm: Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ thương hiệu

10. Thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng bao gồm các bước sau đây:

10.1. Bước 1: Chuẩn bị thông tin, tài liệu xin giấy phép quảng cáo

Căn cứ vào nội dung quảng cáo, đơn vị quảng cáo sẽ chuẩn bị những tài liệu cần thiết để có thể soạn thảo được hồ sơ xin GP quảng cáo thực phẩm chức năng.

10.2. Bước 2: Nộp hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, đơn vị quảng cáo sẽ tiến hành nộp hồ sơ trực tuyến tới Cục an toàn vệ sinh thực phẩm

Lưu ý: Hồ sơ bắt buộc phải nộp trực tuyến và không nộp hồ sơ giấy như giai đoạn trước

10.3. Bước 3: Nộp lệ phí xin giấy phép theo biểu phí quy định

Sau khi hồ sơ đã được nộp, đơn vị quảng cáo cần tiến hành nộp chi phí xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng tại Ngân hàng vào tài khoản kho bạc của Cục an toàn VSTP, sau đó sử dụng biên lai đã ghi nhận nộp tiền up lên hệ thống để được đủ điều kiện thụ lý hồ sơ.

10.4. Bước 4: Cục ATVSTP sẽ thẩm tra hồ sơ xin phép quảng cáo

Nếu hồ sơ xin giấy phép hợp lệ, Cục An toàn thực phẩm sẽ cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm. Còn nếu hồ sơ không đạt yêu cầu, Cục sẽ trả lại và nêu ra nguyên nhân.

10.5. Bước 5: Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm

Cục ATVSTP sẽ tiến hành cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo cho đơn vị quảng cáo qua tài khoản đã đăng ký.

Sau khi nắm được quy trình xin giấy phép, tiếp theo Thiên Di sẽ cùng bạn tìm hiểu chuyên sâu về các mục liên quan.

link

11. Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng sẽ bao gồm các giấy tờ sau đây:

– Đơn xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng (theo mẫu quy định)

– Bản Scan giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện

– Đối với thực phẩm chức năng chưa có quy chuẩn kỹ thuật cần có bản đăng ký công bố sản phẩm

– Thực phẩm chức năng dự định quảng cáo cần phải có:

+ Đối với quảng cáo truyền hình, điện ảnh, phát thanh

  • Nội dung quảng cáo (01 bản) được ghi dưới dạng đĩa
  • Kịch bản quảng cáo (01 bản) có đóng dấu của đơn vị đăng ký giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

+ Đối với quảng cáo trên báo viết, tờ rơi, áp phích, poster, các cổng thông tin điện tử

  • Ma-két nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng (01 bản) có dấu đơn vị xin giấy phép

– Mẫu nhãn thực phẩm chức năng được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận

12. Nộp hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng ở đâu?

Sau khi hoàn tất mọi tài liệu, hồ sơ theo yêu cầu, quý khách hàng sẽ tiến hành nộp hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng qua hình thức nộp trực tuyến qua cổng thông tin.

Đơn vị quảng cáo có thể tham khảo cách nộp hồ sơ qua đường link sau đây: http://xacnhanquangcao.vfa.gov.vn/web/guest/

Cục an toàn thực phẩm sẽ không nhận hồ sơ giấy theo hướng nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện nên đơn vị xin giấy phép quảng cáo cần lưu ý kỹ vấn đề này để tránh mất thời gian.

13. Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng là gì?

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng là giấy phép mà Cục an toàn thực phẩm cấp cho doanh nghiệp sau khi xem xét hồ sơ xin giấy phép và kết luận hồ sơ xin giấy phép đúng với quy định của pháp luật Việt Nam.

Sau khi có được giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng, doanh nghiệp xin cấp phép có thể tiến hành quảng cáo thực phẩm chức năng theo nội dung đã được cấp phép.

Mọi hành vi quảng cáo ngoài nội dung cấp phép đều sẽ bị coi là hành vi vi phạm và có thể bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam.

14. Quy trình thực hiện xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm về Cục An toàn thực phẩm

Bước 2: Cục An toàn thực phẩm tiếp nhận hồ sơ và trả giấy biên nhận hồ sơ

Bước 3: Cục An toàn thực phẩm kiểm tra hồ sơ và cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng đối với các hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do

Thời gian thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng từ 10 ngày làm việc kể từ ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.

15. Hiệu lực giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng là bao lâu ?

Giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng có hiệu lực theo giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm. Hiện nay hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm chỉ cần làm 1 lần (nếu không thay đổi chất lượng sản phẩm) nên nếu không thay đổi bản chất sản phẩm thì doanh nghiệp chỉ cần xin giấy phép quảng cáo 1 lần duy nhất. Điều này rất có lợi cho doanh nghiệp để tiết kiệm chi phí không cần phải đăng ký lại.

- Giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng hết hiệu lực trong các trường hợp sau đây:

+ Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;

+ Sản phẩm, hàng hoá có những thay đổi về thành phần hoặc công dụng;

+ Sản phẩm, hàng hóa bị đình chỉ lưu hành hoặc bị thu hồi.

16. Dịch vụ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng của Thiên Di

Thiên Di hỗ trợ, tư vấn cho khách hàng về các quy định của pháp luật có liên quan tới thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng, đồng thời cung cấp các dịch vụ sau:

16.1. Tư vấn thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng tại Thiên Di

  • Soạn bộ hồ sơ hoàn chỉnh xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng
  • Đại diện quý khách nộp hồ sơ tại Cục an toàn thực phẩm – Bộ Y tế.
  • Đại diện quý khách tiến hành mọi thủ tục phấp lý cần thiết tại cơ quan cấp phép cho đến khi được cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng
  • Đại diện khách hàng nhận bản gốc giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng cho khách hàng

16.2. Khách hàng cần cung cấp

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh phù hợp

- Hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm chức năng

- Maket quảng cáo ( nếu quảng cáo trên báo, poster) hoặc kịch bản quảng cáo và video quảng cáo ( nếu quảng cáo trên truyền hình)

- Văn bản uỷ quyền nếu bên quảng cáo không phải là đơn vị đứng tên trong giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm

- Hợp đồng sử dụng hình ảnh nếu trong hồ sơ quảng cáo có dùng hình ảnh nhân vật để quảng cáo

- Các tài liệu chứng minh công dụng nếu nội dung quảng cáo không có trong hồ sơ công bố

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

17. Lý do nên lựa chọn dịch vụ của Thiên Di

- Chúng tôi đã có kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực đăng ký công bố thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe và xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng, đăng ký thành công cho hơn 1.000 market quảng cáo của công ty

- Hiện nay chung tôi đang được các đối tác lớn như Công ty DKSH Việt Nam, Công ty TNHH Lote Việt Nam, Công ty Ajinomotor Việt Nam lựa chọn là đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn đăng ký công bố sản phẩm, xin giấy phép quảng cáo thực phẩm.

- Đảm bảo xin giấy phép quảng cáo thực phẩm nhanh hơn đơn vị khác 10-30 ngày.

- Chúng tôi có hỗ trợ Khách Hàng Thiết Kế kịch bản (market) quảng cáo nếu Khách Hàng chưa có market (kịch bản) quảng cáo

- Chúng tôi xây dựng quy trình làm việc, trải nghiệm khách hàng để hướng tới dịch vụ 5 sao trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng

- Gồm các chuyên gia, các nhân viên được đào tạo chính quy, chuyên môn giỏi, kinh nghiệm.

- Luôn được cập nhật các quy định/quy chế mới, thường xuyên tham gia các khóa đào tạo bài bản để nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc.

- Nhiệt tình hỗ trợ khách hàng kịp thời trong mọi tình huống.

- Luôn trau dồi bản thân, chuyên môn hướng tới sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.

17.1. Đội ngũ nhân sự

Tiềm lực nhân sự là chìa khóa thành công của mỗi doanh nghiệp. Do đó, Thiên Di luôn chú trọng xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, nghiêm túc và luôn thân thiện với khách hàng – đó là kim chỉ nam cho sự thành công của chúng tôi trong suốt thời gian qua.

Thiên Di cung cấp dịch vụ Thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng, giấy phép an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, đăng ký lưu hành thực phẩm chức năng, ...tại Việt Nam, Hiện nay chúng tôi cung cấp dịch vụ này trên hầu hết các tỉnh thành trong cả Nước, hoàn tất hồ sơ, thủ tục đại diện khách hàng nộp hồ sơ cho cơ quan nhà Nước, vì thế khách hàng sẽ không phải mất thời gian làm thủ tục hành chính.

17.2. Ngoài ra, quý khách hàng có thể tham khảo thêm một số dịch vụ của Thiên Di như

  • Giấy tiếp nhận đủ điều kiện sản xuất TTBYT
  • Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất TACN
  • Công bố thực phẩm
  • Xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng
  • Giấy phép an toàn thực phẩm
  • Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
  • Đăng ký lưu hành thực phẩm chức năng
  • Đăng ký mỹ phẩm
  • Công bố mỹ phẩm
  • Giấy phép phân phối rượu
  • Đăng ký sản phẩm độc quyền
  • Đăng ký kiểu dáng công nghiệp
  • Đăng ký quyền tác giả

Gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí

link

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH TMDV THIÊN DI

Địa chỉ: Số 60 Lê Trung Nghĩa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM

Hotline: 0981 317 075 – 0868. 083 683

Điện thoại: 028.6293 9377

Email: info@luatthiendi.com

Website: luatthiendi.com

Tin liên quan cùng chuyên mục Dịch vụ