Thuốc gì giúp điều trị tình trạng tiêu chảy ở trẻ?

Ngày đăng: 6/20/2022 2:38:16 PM - Mẹ và bé - Toàn Quốc - 68
Chi tiết [Mã tin: 3913516] - Cập nhật: 52 phút trước

Trẻ nhỏ là những đối tượng có hệ tiêu hóa còn chưa phát triển hoàn thiện nên rất non nớt và dễ bị tổn thương bởi nhiều yếu tố tác động. Trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn là một trong những tình trạng thường xảy ra. Hãy đọc bài viết sau để tìm hiểu trẻ bị tiêu chảy nên uống thuốc gì.

 

TÌM HIỂU CÁC THUỐC GIÚP CHỮA TRỊ TIÊU CHẢY CHO TRẺ

Một số loại thuốc được dùng điều trị tiêu chảy cho trẻ phổ biến là:

·        Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh dùng để điều trị bệnh do vi khuẩn gây ra trong khi tiêu chảy là bệnh do nhiễm virus là chủ yếu. Vì thế việc dùng kháng sinh là không cần thiết, thậm chí còn khiến lợi khuẩn bị tiêu diệt khiến hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng nghiêm trọng khiến trẻ bị tiêu chảy nghiêm trọng hơn.

·        Kẽm: Trẻ có chế độ ăn cung cấp đủ kẽm không cần thiết phải uống thuốc kẽm khi bị tiêu chảy. Trẻ bị giảm cân nghiêm trọng, trẻ bị tiêu chảy cấp cần uống thuốc kẽm để cải thiện tiêu chảy nhanh hơn và giảm nguy cơ tái phát những đợt tiêu chảy khác trong những tháng sau này.

·        Thuốc cầm tiêu chảy: Việc sử dụng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ tùy tiện có thể khiến trẻ bị nguy hiểm vì các triệu chứng sẽ bị che mất khiến việc điều trị bị chậm trễ, khiến tiêu chảy bị kéo dài, khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trẻ bị tiêu chảy nên uống thuốc gì sẽ do bác sĩ chỉ định, mẹ không nên tự ý cho uống thuốc để tránh tác dụng phụ khiến sức khỏe bị ảnh hưởng, tiêu chảy kéo dài, liên tục tái phát. Khi thấy trẻ bị tiêu chảy không thuyên giảm sau 2 - 3 ngày mẹ nên đưa con đi khám để được điều trị kịp thời.

Tiêu chảy ở trẻ em có thể cải thiện bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, nghỉ ngơi đầy đủ, bổ sung đủ nước và đảm bảo vệ sinh cơ thể, môi trường, vật dụng, thức ăn. Ngoài ra, thực phẩm và kết hợp cho bé dùng sớm men lợi khuẩn tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có thể giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa tối ưu cho bé.

Với trẻ tiêu hóa kém bị tiêu chảy, hệ vi sinh của bé rất dễ gặp phải tình trạng mất cân bằng do các hại khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Việc bổ sung hàm lượng lợi khuẩn dồi dào sớm cho bé giúp cân bằng hệ vi sinh, duy trì hoạt động ổn định của đường ruột, nhờ đó giúp cải thiện tiêu chảy hiệu quả cho con.

Trường hợp uống thuốc khi bị tiêu chảy cần rất hạn chế, chỉ nên thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng thuốc làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và quá trình tăng trưởng - phát triển toàn diện của trẻ.

CÁC YẾU TỐ TĂNG NGUY CƠ TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM

Ở Việt Nam trẻ có thể bị tiêu chảy quanh năm nhưng có 2 thời điểm số lượng trẻ bị tiêu chảy bùng phát là:

·        Bắt đầu đến mùa nóng: Đây là thời điểm vi khuẩn, virus sinh sôi mạnh mẽ trong khi người dân lại thường ăn uống ở bên ngoài nhiều hơn vì đây cũng là thời điểm có nhiều ngày nghỉ lễ như Giỗ tổ Hùng Vương, 30/4 - 1/5.

·        Bắt đầu đến mùa lạnh: Không khí lạnh khiến người dân thường ở trong những căn phòng đóng kín cửa, tạo điều kiện dễ dàng cho virus lây lan, đặc biệt là virus Rota.

Các yếu tố tăng nguy cơ bị tiêu chảy ở trẻ gồm có:

·        Trẻ ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (không cho trẻ ăn ngay sau khi nấu, thức ăn không tươi, sạch, mẹ không rửa tay trước - sau khi chế biến thức ăn cho trẻ, trước khi cho bé ăn và sau khi đi vệ sinh).

·        Trẻ sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm hay nước chưa được đun sôi.

·        Trẻ bú bằng bình sữa không được vệ sinh, khử khuẩn sạch sẽ. Trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc không bú bình sẽ ít bị tiêu chảy do nguyên nhân này hơn.

·        Xử lý chất thải của trẻ đã nhiễm bệnh không đúng cách khiến vi khuẩn, virus còn tồn tại và phát triển, xâm nhập vào cơ thể bé chưa nhiễm bệnh.

PHÁT HIỆN TIÊU CHẢY Ở TRẺ NHƯ THẾ NÀO?

Số lần đi ngoài mỗi ngày của trẻ phụ thuộc vào độ tuổi, cơ địa của từng bé và các loại thực phẩm bé sử dụng hàng ngày.

·        Trẻ < 1 tháng tuổi có thể đi ngoài 4 - 10 lần/ngày

·        Trẻ 1 - 3 tháng tuổi đi ngoài 2 - 4 lần/ngày

Tuy nhiên có những trẻ sẽ đi ngoài ngay sau các bữa ăn, có trẻ lại đi ngoài 2 ngày/lần, có những bé thậm chí 1 tuần mới đi ngoài 1 lần. Những bé dưới 2 tuổi phân thường mềm và có khuôn, trẻ dưới 6 tháng tuổi phân lỏng hơn, không có khuôn. Trẻ sơ sinh tiêu chảy khi có số lần đi ngoài nhiều gấp 2 lần bình thường còn những trẻ lớn hơn được xác định bị tiêu chảy khi đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày, phân lỏng hoặc nhiều nước.

Có 3 dạng tiêu chảy chính gồm:

·        Tiêu chảy xâm lấn (có hoặc dịch nhầy)

·        Tiêu chảy cấp

·        Tiêu chảy kéo dài (tiêu chảy nhiều hơn 14 ngày)


 

Tin liên quan cùng chuyên mục Mẹ và bé