Tiêu chuẩn iso 9001 - hệ thống quản lý chất lượng

Ngày đăng: 12/15/2024 6:47:43 PM - Dịch vụ - Toàn Quốc - 5
Chi tiết [Mã tin: 5736478] - Cập nhật: 49 phút trước

Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 giúp doanh nghiệp cải thiện quy trình quản lý và chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Để đạt được chứng nhận ISO 9001, doanh nghiệp cần lưu ý một số yếu tố quan trọng trong quá trình triển khai. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết những điều cần lưu ý khi áp dụng ISO 9001 trong doanh nghiệp qua bài viết dưới đây!


Tiêu chuẩn ISO 9001 Tiêu chuẩn ISO 9001

1. Tiêu chuẩn ISO 9001 là gì?

Tiêu chuẩn ISO 9001 là một bộ quy tắc quốc tế được phát triển và công nhận rộng rãi. Nhằm xây dựng và duy trì một hệ thống quản lý chất lượng (QMS).hiệu quả trong các tổ chức, doanh nghiệp. Tiêu chuẩn được ban hành lần đầu vào năm 1987 bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO). ISO 9001 cung cấp các yêu cầu và hướng dẫn giúp doanh nghiệp đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ của mình luôn đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng và nhu cầu của khách hàng.

Tiêu chuẩn ISO 9001 là gì? Tiêu chuẩn ISO 9001 là gì?

2. Các phiên bản của tiêu chuẩn ISO 9001

Tiêu chuẩn ISO 9001 được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1987 bởi Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO. Trải qua nhiều năm phát triển, tiêu chuẩn này không ngừng cải tiến. Và cập nhập những thay đổi mới nhất để phù hợp với bối cảnh của nền kinh tế hiện nay.

Tính đến thời điểm hiện tại, tiêu chuẩn ISO đã trải qua 5 phiên bản, bao gồm:

- ISO 9001:1987 - Đây là phiên bản đầu tiên của tiêu chuẩn ISO 9001, là phiên bản thuần sản xuất, nhưng nặng về tài liệu.

- ISO 9001:1994 - Phiên bản này vẫn chưa có nhiều thay đổi so với ISO 9001:1987. Tiêu chuẩn này vẫn tập trung vào sản xuất và chưa có sự tiếp cận nhiều với các ngành nghề dịch vụ.

Các phiên bản của tiêu chuẩn ISO 9001 Các phiên bản của tiêu chuẩn ISO 9001

- ISO 9001:2000 - Là phiên bản có sự thay đổi đột phá khi có thể áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp và nó có tính linh động, ổn định hơn. Liên tục cải tiến để đảm bảo được tính hiệu quả trong việc quản lý quy trình làm việc và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- ISO 9001:2008 - Phiên bản này chỉ có sự thay đổi thay đổi về thuật ngữ nhưng vẫn giữ nguyên về mặt nội dung và các điều khoản sử dụng so với phiên bản 2000. 

- ISO 9001:2015 - Đây là phiên bản mới nhất được cập nhập tới thời điểm hiện tại. Được đánh giá có sự cải tiến vượt bậc so với phiên bản đầu tiên. Cốt lõi tập trung vào việc kiểm soát và quản lý hệ thống dựa trên rủi ro. 

3. Doanh nghiệp nào cần áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001

Tiêu chuẩn ISO 9001 là một hệ thống linh hoạt, không yêu cầu các doanh nghiệp phải tuân thủ một cách cứng nhắc. Thay vào đó, các nguyên tắc và yêu cầu của tiêu chuẩn này đóng vai trò hướng dẫn. Giúp doanh nghiệp xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng (QMS).

Vì vậy, mọi doanh nghiệp đều có thể áp dụng ISO 9001. Bao gồm những doanh nghiệp có quy mô lớn hay nhỏ, loại hình sở hữu là nhà nước hay tư nhân. Hoặc bất kỳ lĩnh vực kinh doanh và sản xuất.

Doanh nghiệp nào nên áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 Doanh nghiệp nào nên áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001

Dưới đây là những ngành nghề được khuyến nghị áp dụng chứng nhận ISO 9001:

  • Sản xuất và công nghiệp. Đảm bảo chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất. Và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu bằng cách vượt qua các rào cản kỹ thuật.
  • Y tế và dược phẩm. Bệnh viện, phòng khám và các công ty dược phẩm áp dụng tiêu chuẩn để kiểm soát chất lượng dịch vụ và sản phẩm y tế.
  • Giao thông và vận tải. Các công ty hàng không, logistics và dịch vụ vận tải sử dụng ISO 9001. Nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ và tối ưu hóa quy trình vận chuyển.
  • Thực phẩm và đồ uống. Các cơ sở sản xuất trong lĩnh vực này áp dụng tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm.


4. Những lưu ý khi triển khai hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015

Việc áp dụng ISO 9001 trong doanh nghiệp mang lại rất nhiều lợi ích. Vì vậy, việc triển khai tiêu chuẩn này cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải áp dụng hệ thống quản lý chất lượng. Nhưng trong quá trình áp dụng doanh nghiệp cần phải lưu ý:

4.1. Thực hiện theo chu trình PDCA

Tiêu chuẩn ISO 9001 được thiết kế dựa trên cấu trúc cấp cao HLS. Và tích hợp chặt chẽ với chu trình PDCA (Hoạch định - Thực hiện - Kiểm tra - Hành động). Trong số 10 điều khoản, ba điều khoản đầu tiên tập trung vào khái niệm và thuật ngữ. Trong khi các điều khoản còn lại được liên kết với từng giai đoạn của PDCA:

  • Hoạch định (Plan): Điều khoản 4 (Bối cảnh tổ chức), 5 (Lãnh đạo), 6 (Hoạch định). Và điều khoản 7 (Hỗ trợ) hướng dẫn việc thiết lập mục tiêu chất lượng. Nhận diện rủi ro và cơ hội, cũng như các nguồn lực cần thiết để thực hiện.
  • Thực hiện (Do): Điều khoản 8 (Thực hiện) tập trung vào triển khai các hoạt động đã hoạch định.
  • Kiểm tra (Check): Điều khoản 9 (Đánh giá kết quả hoạt động) yêu cầu theo dõi, đo lường và đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu đề ra.
  • Hành động (Act): Điều khoản 10 (Cải tiến) hướng dẫn thực hiện các hành động cần thiết. Để khắc phục và nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng.
  • Lưu ý khi triển khai hệ thống quản lý chất lượng Lưu ý khi triển khai hệ thống quản lý chất lượng

4.2. Quản lý rủi ro

Quản lý rủi ro là yếu tố cốt lõi trong ISO 9001:2015, giúp tổ chức xác định và giải quyết những rủi ro tiềm ẩn để đảm bảo hiệu quả hoạt động, quá trình này bao gồm:

  • Xác định giới hạn rủi ro cần được xử lý
  • Nhận diện rủi ro
  • Đánh giá mức độ rủi ro
  • Đề xuất các biện pháp ứng phó
  • Kiểm soát rủi ro
  • Giám sát và báo cáo

Nhờ vậy, tổ chức không chỉ giảm thiểu tác động tiêu cực. Mà còn tối ưu hóa cơ hội cải tiến, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng bền vững.


4.3. Quản lý thông tin ở dạng văn bản

ISO 9001:2015 yêu cầu tổ chức kiểm soát chặt chẽ thông tin dạng văn bản để đảm bảo tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng. Điều này bao gồm:

  • Nhận biết, mô tả và định dạng thông tin phù hợp.
  • Kiểm soát việc lưu trữ và bảo vệ dữ liệu.
  • Đảm bảo thông tin luôn sẵn có và phù hợp khi cần sử dụng.

Thông tin dạng văn bản cũng đóng vai trò là bằng chứng quan trọng để tổ chức đạt được chứng nhận ISO 9001.

4.4. Tuân thủ yêu cầu và vai trò của lãnh đạo

Việc triển khai hệ thống quản lý chất lượng phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Phiên bản này đặc biệt nhấn mạnh vào vai trò của lãnh đạo cấp cao. Trong việc định hướng và đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả. Lãnh đạo cần xác nhận tính sẵn sàng của hệ thống trước khi tiến hành đánh giá và đăng ký chứng nhận.

Mọi thông tin cần hỗ trợ, quý khách hàng vui lòng liên hệ UCC VIỆT NAM qua:

Hotline 036 7908639 email admin@ucc.com.vn để được nhân viên hỗ trợ tốt nhất!


Tin liên quan cùng chuyên mục Dịch vụ