Tìm hiểu các biện pháp cải thiện tình trạng phân sống ở trẻ em

Ngày đăng: 5/20/2023 11:10:59 AM - Mẹ và bé - Toàn Quốc - 79
Chi tiết [Mã tin: 4654651] - Cập nhật: 18 phút trước

Các vấn đề tiêu hóa ở trẻ luôn là nỗi lo thường trực của các bậc làm cha làm mẹ. Trẻ sơ sinh bị đi ngoài là một trong những tình huống mà chúng ta thường xuyên phải đối mặt nhất. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về tình trạng trẻ em bị phân sống trong bài viết dưới đây.

 

TÌM HIỂU CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG PHÂN SỐNG Ở TRẺ EM

Trẻ em bị phân sống có thể được cải thiện tại nhà bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Bố mẹ cần lưu ý trong quá trình chăm sóc trẻ đi ngoài phân sống như sau:

Chế biến các món ăn mới, đa dạng, phong phú để hấp dẫn sự thèm ăn của con. Khi nấu các món mới nên giảm bớt dầu mỡ.

Cho trẻ uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn, giúp cân bằng vi sinh đường ruột, ổn định sức khỏe hệ tiêu hóa và giảm nhanh các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa điển hình là đi ngoài phân sống. Duy trì cho con dùng men vi sinh cũng giúp ngăn ngừa các bệnh lý hệ tiêu hóa tái phát.

Tránh cho trẻ ăn các món ăn gây khó tiêu như đồ uống ngọt, nước có ga, đồ ăn nhanh...

Cho trẻ ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa ví dụ như cháo ninh nhừ, cháo xay với các loại thịt, cà rốt, khoai tây, bí đỏ..

Không ép con ăn quá nhiều khi bé không muốn để tránh tình trạng trẻ chán ăn, trẻ bị rối loạn tiêu hóa hay gặp các vấn đề đường ruột như bị đi ngoài phân sống.

NGUYÊN NHÂN VÌ SAO TRẺ EM BỊ PHÂN SỐNG?

Trẻ đi ngoài phân sống không còn là hiện tượng hiếm gặp, thường xảy ra hầu hết là do nguyên nhân về chế độ ăn uống chưa hợp lý, bố mẹ chăm sóc con chưa đúng. Dưới đây là những lý do khiến bé bị đi ngoài phân sống:

Cho trẻ ăn dặm quá sớm: Thời điểm thích hợp nhất để cho con ăn dặm là từ 6 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên nếu mẹ cho con ăn dặm quá sớm sẽ vô tình làm cho hệ tiêu hóa của bé bị tổn thương, do thức ăn nạp vào cơ thể không tiêu hóa được và gây ra hiện tượng đi ngoài phân sống.

Dùng thuốc kháng sinh: Trẻ dùng thuốc kháng sinh lâu dài không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn loại bỏ luôn vi khuẩn có lợi, làm cho hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, khó hấp thụ và tiêu hóa thức ăn và đi phân sống.

Chế độ ăn không phù hợp: Bố mẹ cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa..), dư thừa chất béo, nhiều dầu mỡ hay ăn quá nhiều rau củ, hoa quả tươi.. cũng có thể làm cho con bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy do trẻ không hấp thu hết dinh dưỡng, gây ra hiện tượng đi ngoài phân sống.

Môi trường sống ô nhiễm: Sống trong môi trường không đảm bảo vệ sinh cũng làm tăng khả năng khiến cho trẻ đi phân sống. Nguyên nhân là bởi hệ miễn dịch của bé bị suy giảm, giảm khả năng chống đỡ với bệnh tật, làm cho con chậm tăng cân, chậm phát triển cả thể chất và trí tuệ.

KHI NÀO MẸ CẦN ĐƯA BÉ BỊ ĐI PHÂN SỐNG TỚI GẶP BÁC SĨ?

Trẻ bị đi phân sống dạng lỏng có thể tự khỏi, tuy nhiên trong một số trường hợp bố mẹ cần đưa con tới bệnh viện nếu thấy bé có các biểu hiện bất thường sau đây:

Trẻ đi phân sống kéo dài liên tục trong 3 tháng đầu đời, bé chậm tăng cân.

Trẻ đi ngoài liên tục 4-5 lần/ngày, phân lỏng, nhiều nước. Ở trường hợp này có thể con đã bị tiêu chảy.

Trẻ đi ngoài phân lỏng lên tới 10 lần/ngày có thể là hiện tượng trẻ bị tiêu chảy cấp.

Trẻ đi ngoài phân sống mãi không khỏi, kèm theo dấu hiệu chán ăn, biếng ăn, mệt mỏi hay kèm theo biểu hiện nôn ói..


 

Tin liên quan cùng chuyên mục Mẹ và bé