Tìm hiểu cách bổ sung probiotic cho trẻ bằng những món ăn

Ngày đăng: 9/29/2021 3:18:31 PM - Mẹ và bé - Toàn Quốc - 178
Chi tiết [Mã tin: 3455034] - Cập nhật: 27 phút trước

Bổ sung lợi khuẩn probiotic là một trong những giải pháp phổ biến giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa cho trẻ. Tuy nhiên, làm sao để bổ sung lợi khuẩn cho trẻ nhanh chóng nhất? Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về các món ăn giúp trẻ bổ sung probiotic trong bài viết sau nhé.


Lợi ích của probiotic với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ probiotic còn có những tác dụng như:

Giảm nguy cơ mắc bệnh chàm

Theo một nghiên cứu ở các bà mẹ mang thai tháng cuối có tiền sử mắc bệnh chàm, đối tượng là những mẹ cho con bú hoàn toàn và bổ sung probiotic bằng men vi sinh trong 6 tháng đầu và những mẹ không cho con uống men vi sinh. Tỉ lệ trẻ là con của các bà mẹ cho uống men vi sinh bị chàm giảm khoảng 1/2 so với những mẹ có tiền sử bị chàm không cho con uống men vi sinh.


Cải thiện tình trạng táo bón, chướng bụng và nôn trớ

Bên cạnh đó, probiotic còn được chứng minh có hiệu quả với nhiều vấn đề về tiêu hóa khác: táo bón, chướng bụng, nôn trớ, ... Với những trẻ có hệ tiêu hóa yếu, việc lựa chọn loại men probiotic tốt cho trẻ không chỉ giúp bé tăng cường hệ tiêu hóa, cải thiện các vấn đề trên mà còn

Điều trị tiêu chảy

Sử dụng men vi sinh có thể giúp trẻ giảm nhanh các triệu chứng tiêu chảy do nhiễm trùng hoặc do thuốc kháng sinh. Những bé này khi uống men vi sinh sẽ giúp giảm thời gian và cường độ, tần suất bị tiêu chảy của bé.

Giảm quấy khóc do bị đầy hơi (Colic)

Probiotics có thể làm giảm triệu chứng đau bụng bằng cách phát triển số lượng lợi khuẩn cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Trẻ sơ sinh bị đau bụng, bú mẹ hoàn toàn và được uống men vi sinh ít quấy khóc hơn sơ với trẻ không được bổ sung probiotic.

Probiotic có cơ chế như thế nào trong cơ thể?

Trong cơ thể chúng ta có đến hơn 100.000 tỉ vi sinh vật bao gồm các vi sinh vật có lợi cho sức khỏe và các vi khuẩn có hại. Cơ thể chúng ta khỏe mạnh khi hệ vi sinh vật ở trạng thái cân bằng với tỉ lệ lợi khuẩn là 85% và hại khuẩn là 15%. Khi hệ vi sinh vật mất cân bằng, các hại khuẩn gây ức chế quá trình phát triển cũng như hoạt động của lợi khuẩn khiến các vấn đề về đường ruột và sức khỏe xuất hiện.

Khi mắc bệnh sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị rất khó tránh khỏi. Tuy nhiên, cùng với lợi ích chữa bệnh, thuốc kháng sinh cũng có thể tiêu diệt lợi khuẩn hàng loạt. Mặc dù cơ thể có thể tự phục hồi, hệ vi sinh trở lại trạng thái cân bằng, và thực phẩm bổ sung probiotic cũng đóng góp một phần không nhỏ vào quá trình tự phục hồi này. Tuy nhiên chế phẩm men vi sinh không chỉ đẩy nhanh tốc độ hồi phục mà còn giúp ngăn ngừa, giảm bớt một số triệu chứng bệnh lý.


Những món ăn giúp bổ sung probiotic cho trẻ mẹ nên biết

Trong số các loại thực phẩm có chứa probiotic, sữa chua là thực phẩm có chứa nhiều lợi khuẩn nhất, cũng là loại thực phẩm lành tính nhất với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có thể cho bé bắt đầu ăn sữa chua ngay khi trẻ được ăn dặm, từ 6 tháng tuổi trở lên. Khi chọn mua sữa chua mẹ nên chọn loại sữa chua nào có chứa probiotic còn sống, chưa bị tiêu diệt trong quá trình chế biến bởi nhiệt độ cao. Sữa chua nguyên chất, không đường không chỉ giúp bổ sung probiotic mà còn góp phần kiểm soát cân nặng cho trẻ, phóng tránh nguy cơ bé bị béo phì.

Bên cạnh sữa chua thông thường, Kefir là loại sữa uống lên men tương tự sữa chua, mẹ cũng có thể cho bé sử dụng từ 6 tháng tuổi trở đi. Một loại thức uống bổ sung probiotic khác cũng có thể cho trẻ sử dụng khi bắt đầu ăn dặm là trà nấm thủy sâm (Kombucha).

Ngoài những thực phẩm giàu probiotic kể trên, tùy theo lứa tuổi và sở thích của trẻ, mẹ có thể cho bé ăn một trong số những thực phẩm có chứa probiotic dưới đây:

·        Phô mai cheddar, phô mai xanh

·        Tempeh

·        Miso


Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu trẻ ăn gì để bổ sung probiotic và những lợi ích mà probiotic có thể mang lại cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, với những trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, việc uống men vi sinh bổ sung probiotic là cần thiết để đẩy nhanh tốc độ phục hồi, giảm những tác động tiêu cực không đáng có lên sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Tin liên quan cùng chuyên mục Mẹ và bé