Tìm hiểu cách cải thiện tình trạng trẻ chậm đi ngoài

Ngày đăng: 9/26/2022 4:34:05 PM - Mẹ và bé - Toàn Quốc - 38
Chi tiết [Mã tin: 4139140] - Cập nhật: 52 phút trước

Trẻ nhỏ là những đối tượng có hệ tiêu hóa còn chưa phát triển hoàn thiện nên rất non nớt và dễ bị tổn thương bởi nhiều yếu tố tác động. Để có biện pháp điều trị phù hợp cho tình trạng trẻ chậm đi tiêu, mẹ hãy tham khảo ngay những kinh nghiệm trong bài viết sau.


MẸ ĐÃ BIẾT CÁCH CHĂM SÓC TRẺ CHẬM ĐI NGOÀI CHƯA?

Nếu phát hiện bé có triệu chứng chậm đi tiêu, phụ huynh không được tự ý dùng thuốc hay các phương pháp dân gian để tự chữa cho bé. Hãy đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn. Đồng thời gia đình cần lưu ý cải thiện tình trạng chậm tiêu cho bé bằng những cách sau:

·        Ngâm hậu môn bé với nước ấm: Nước ấm có tác dụng kích thích cơ vòng hậu môn giúp cải thiện trẻ chậm đi tiêu giúp con dễ đi ngoài hơn. Mẹ hãy ngâm hậu môn bé vào nước ấm khoảng 1-2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 5 phút nhé.

·        Mẹ cần chú ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ chậm đi tiêu như: cho bé ăn rau xanh để bổ sung chất xơ, củ quả tươi, cho uống sữa giàu chất sắt, chất xơ hòa tan với trẻ ăn sữa ngoài, hạn chế để con ăn các thực phẩm dầu mỡ, cứng....

·        Nếu là trẻ sơ sinh thì cho con bú đủ để phòng tránh thiếu nước. Trẻ lớn hơn thì cho bé uống nhiều nước mỗi ngày.

·        Massage bụng cho bé: Mẹ dùng 3 ngón tay giữa chụm lại, đặt lên bụng xung quanh rốn rồi xoa nhẹ. Việc làm này sẽ khiến thức ăn khó tiêu sẽ mềm ra và chuyển động xuống hậu môn. Mẹ hãy thực hiện động tác này mỗi lần 3 phút để kích thích trẻ đi ngoài nhé.

Nên tăng cường sử dụng men vi sinh cho trẻ sơ sinh từ sớm để hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh. Men vi sinh là chế phẩm sinh học chứa nhiều lợi khuẩn mang lại tác dụng như cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp cải thiện và hỗ trợ chức năng tiêu hóa của trẻ rất hiệu quả, giảm thiểu tình trạng trẻ chậm đi ngoài và các bệnh liên quan đường tiêu hóa, trẻ hấp thu thức ăn tốt hơn, ăn ngon miệng để khỏe mạnh và chóng lớn.

Trong trường hợp đã thực hiện những biện pháp như trên mà dấu hiệu trẻ chậm tiêu vẫn không được cải thiện, mẹ nên cho bé đi khám càng sớm càng tốt nhé.

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ cần thăm khám vùng bụng hoặc chỉ định trẻ thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm , siêu âm bụng, nội soi đường tiêu hóa,… Sau đó, sẽ lên phác đồ điều trị, kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe của con bạn.

LÝ DO KHIẾN TRẺ CHẬM ĐI TIÊU MẸ CẦN BIẾT

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ gặp phải tình trạng khó tiêu, chậm đi tiêu, đầy bụng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến mà các mẹ có thể tham khảo như sau:

·        Béo phì: Dấu hiệu trẻ chậm tiêu cũng dễ dàng xảy ra ở những đứa trẻ bị béo phì. Nguyên nhân vì thừa cân. Béo phì sẽ khiến vùng bụng bị áp lực nhiều hơn và tăng nguy cơ axit trào ngược lên thực quản. Từ đó gây trào ngược dạ dày thực quản.

·        Nhiễm khuẩn Hp: Khi chế độ ăn của trẻ không được đảm bảo vệ sinh thì trẻ có nguy cơ bị tấn công bởi vi khuẩn Hp. Đây là loại khuẩn bệnh dễ gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ.

·        Các nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân kể trên thì trẻ chậm tiêu cũng có thể do: tình trạng thiếu ngủ, thói quen ăn đêm, cơ thể phản ứng khi uống sữa chứa đường lactose, hay ăn hải sản,…

·        Thói quen ăn uống thiếu khoa học: Nếu mẹ cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất béo, dầu mỡ, cho trẻ ăn quá no… sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị quá tải, gặp nhiều áp lực và dẫn tới tình trạng chướng bụng, chậm tiêu, trẻ nhỏ bị táo bón...

·        Tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc điều trị, nhất là thuốc chống viêm, thuốc có chứa nitrat có thể mang đến tác dụng phụ là gây ra tình trạng chậm tiêu, đầy bụng ở trẻ.

·        Căng thẳng: Nếu trẻ thường xuyên gặp áp lực, căng thẳng trong học tập... thì có thể làm ảnh hưởng đến dây thần kinh đường tiêu hóa. Từ đó, việc tiêu hóa thức ăn sẽ bị ảnh hưởng, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường ruột.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị chướng bụng không đi ngoài được


Tin liên quan cùng chuyên mục Mẹ và bé