Tìm hiểu fssc 22000 phiên bản 6.0: những thay đổi quan trọng

Ngày đăng: 12/31/2024 4:57:21 PM - Dịch vụ - Toàn Quốc - 8
  • ~/Img/2024/12/tim-hieu-fssc-22000-phien-ban-60-nhung-thay-doi-quan-trong-01.JPG
  • ~/Img/2024/12/tim-hieu-fssc-22000-phien-ban-60-nhung-thay-doi-quan-trong-02.jpg
~/Img/2024/12/tim-hieu-fssc-22000-phien-ban-60-nhung-thay-doi-quan-trong-01.JPG ~/Img/2024/12/tim-hieu-fssc-22000-phien-ban-60-nhung-thay-doi-quan-trong-02.jpg
Chi tiết [Mã tin: 5766887] - Cập nhật: 56 phút trước

Cập nhật những đổi mới của FSSC 22000 phiên bản 6.0Cập nhật những đổi mới của FSSC 22000 phiên bản 6.0Cập nhật những đổi mới của FSSC 22000 phiên bản 6.0

Vào tháng 4/2023, phiên bản 6.0 của tiêu chuẩn FSSC 22000 đã được xuất bản. Hiện có hơn 36.000 công ty trên toàn thế giới được chứng nhận theo FSSC 22000. Trong bài viết này, hãy cùng ICERT GLOBAL tìm hiểu qua những thay đổi chính và mốc thời gian chuyển đổi đối với các doanh nghiệp đã đạt chứng nhận FSSC 22000.

Lý do cần thay đổi FSSC 22000 phiên bản 6.0

Lý do thay đổiLý do thay đổi

  •    Kết hợp những yêu cầu của 2 tiêu chuẩn ISO 22003-1:2022.
  •    Tăng cường thêm các yêu cầu để hỗ trợ các tổ chức trong nỗ lực đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc (SDGs).
  •    Thay đổi biên soạn và sửa đổi như là một phần của việc cải tiến liên tục.
  •    Kết hợp gần 2000 phản hồi từ các cuộc khảo sát nhằm phát triển Phiên bản 6.0.

Những thay đổi chính của FSSC phiên bản 6.0

Những thay đổi chính mà doanh nghiệp cần biếtNhững thay đổi chính mà doanh nghiệp cần biết

Chương trình FSSC 22000 Phiên bản 6.0 đưa ra một tài liệu gói gọn gồm năm phần và hai phụ lục. Tất cả yêu cầu nằm trong chương trình bắt buộc được gọi chung là danh sách BOS (Danh sách Quyết định của Hội đồng các bên liên quan) sẽ tiếp tục được dùng để làm tiêu chí chứng nhận. 

Phần 1: Tổng quan về tiêu chuẩn FSSC 22000 phiên bản 6.0

Danh mục phân loại các loại chuỗi thức ăn có sự thay đổi trong phiên bản 6.0:

  •     Xoá bỏ và thay thế các loại chuỗi thức ăn.
  •    Hợp nhất các danh mục vận chuyển và lưu trữ.
  •    Thêm hạng mục mới: hạng mục hoạt động môi giới FII.

– Các danh mục được chỉ định sẽ được mô tả chính xác hơn

– Phạm vi loại trừ: Các sản phẩm dược phẩm hoặc các sản phẩm y tế.

FSSC 22000 Phiên bản 6.0 loại bỏ và thay thế các loại chuỗi thức ăn

=> Xem thêm: Tiêu chuẩn FSSC 22000- Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế 

Phần 2: Những yêu cầu đối với các Tổ chức được đánh giá FSSC 22000

13 yêu cầu đối với tổ chức được đánh giá 13 yêu cầu đối với tổ chức được đánh giá

Bổ sung các yêu cầu trong mục 2.5, các yêu cầu đưa ra cụ thể chính xác hơn và thêm vào một số khía cạnh mới:

2.5.1. Quản lý dịch vụ và các vật liệu đã mua

Bổ sung thêm yêu cầu về Loại I (bao bì) cần thiết lập và bảo đảm các tiêu chí tuân thủ được các yêu cầu của pháp luật và của khách hàng đối với việc sử dụng bao bì tái chế làm nguyên liệu đầu vào để sản xuất nguyên vật liệu đóng gói thành phẩm.

2.5.2. Nhãn sản phẩm, bao bì

  •    Các thông tin, chẳng hạn như chất gây dị ứng, phần trăm thành phần dinh dưỡng, quy trình sản xuất, thông tin nguyên vật liệu, phải được chứng thực. Nhãn sản phẩm hoặc tài liệu in phải có thể được truy xuất nguồn gốc bao gồm cả việc cân bằng khối lượng. Đây chính là một trong những thay đổi khó khăn đối với các tổ chức.
  •    Loại I (Bao bì) phải có hệ thống phê duyệt bản mẫu và kiểm soát sự thay đổi, tài liệu in. Phải thiết lập quy trình phát hiện xác định lỗi khi in.

2.5.3. Phòng vệ thực phẩm

  •    Các yêu cầu về phòng vệ thực phẩm được xây dựng rõ ràng hơn,
  •    Yêu cầu mới: Đối với danh mục FII: Các nhà cung cấp cần phải có kế hoạch phòng vệ thực phẩm.

2.5.4. Giảm thiểu gian lận thực phẩm

  •    Đưa ra các phương pháp nhằm xác định biện pháp giảm thiểu về đánh giá rủi ro gian lận thực phẩm.
  •    Yêu cầu mới: Đối với danh mục FII: Các nhà cung cấp cần phải có kế hoạch giảm thiểu gian lận thực phẩm.

2.5.5. Logo FSSC

Logo FSSC không được phép sử dụng để in lên sản phẩm, nhãn bao bì và các giấy chứng nhận như CoA’s ,CoC’s.

Quy định đối lới logo FSSC 22000Quy định đối lới logo FSSC 22000

2.5.6. Quản lý chất gây dị ứng

Bổ sung các yêu cầu:

  1.     Danh sách toàn bộ các chất gây dị ứng.
  2.     Thông tin dưới dạng văn bản về các biện pháp kiểm soát để giảm ô nhiễm chéo.
  3.     Nhãn dán phòng ngừa hoặc cảnh báo trên bao bì.
  4.     Đào tạo nhận thức về quản lý các chất gây dị ứng.
  5.     Kế hoạch, biện pháp quản lý các chất gây dị ứng.
  6.     Có thể “không áp dụng” đối với chuỗi thực phẩm loại D, thức ăn chăn nuôi và thức ăn cho vật nuôi nếu đã được xác minh.

2.5.8. Văn hóa chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm

Chương mới:

  •    Đưa ra các yêu cầu trong văn hóa chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm được coi là hoạt động truyền thông, đào tạo, đo lường, hiệu suất làm việc, sự tham gia của nhân viên.
  •    Kế hoạch thực hiện văn hoá chất lượng và an toàn thực phẩm cần phải được lập thành văn bản, xem xét và đánh giá liên tục.

2.5.9. Kiểm soát chất lượng

Chương mới: Việc kiểm soát chất lượng dựa trên các cơ sở thiết lập, thực hiện, duy trì các điều kiện thông số kỹ thuật phù hợp. Chương này cũng đưa ra các yêu cầu về đánh giá nội bộ cho kiểm soát chất lượng và xem xét lãnh đạo.

2.5.11. Kiểm soát mối nguy và các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm chéo

  •    Sửa đổi các yêu cầu phân tích rủi ro của các thiết bị phát hiện dị vật chẳng hạn như máy X-quang, máy sàng lọc, nam châm, máy dò kim loại.
  •    Phải có quy trình thông dưới dạng văn bản để quản lý và sử dụng thiết bị phát hiện dị vật.

2.5.13. Thiết kế và phát triển

Bổ sung thêm các yêu cầu về xác định rủi ro về hạn sử dụng của sản phẩm. Và hướng dẫn đối với các thực phẩm cần được nấu chín để đảm bảo an toàn thực phẩm.

2.5.15. Quản lý thiết bị

Chương mới:

  •    Bắt buộc phải xác nhận và xác minh có bằng chứng về thông số kỹ thuật của thiết bị. Trong đó cần đề cập đến thiết kế vệ sinh, tuân thủ pháp luật và yêu cầu khách hàng liên quan đến mục đích khi sử dụng của thiết bị.
  •    Kiểm soát thay đổi và quản lý rủi ro, thực hiện các biện pháp phòng ngừa khi sử dụng thiết bị mới, sự thay đổi của thiết bị.

2.5.16. Lãng phí Thực phẩm

Chương mới:

  •    Chính sách và mục tiêu phải đề cập đến chính sách giảm thất thoát và lãng phí thực phẩm trong tổ chức.
  •    Việc cung cấp thực phẩm cho các tổ chức phi lợi nhuận, nhân viên và các tổ chức khác phải được đảm bảo an toàn.
  •    Các sản phẩm dùng làm thức ăn chăn nuôi/thực phẩm không được bị ô nhiễm.

2.5.17. Yêu cầu trao đổi thông tin

Phải thông báo về các tình huống khẩn làm ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm đến tổ chức chứng nhận trong vòng 3 ngày.

Phần 3: Yêu cầu đối với Quy trình Chứng nhận FSSC 22000 trong phiên bản 6.0

Điểm mới tại phần này là yêu cầu về tuyên bố sự minh bạch sẽ được ký bởi đại diện lãnh đạo của tổ chức/doanh nghiệp và chuyên gia đánh giá. Trong đó, tuyên bố xác nhận:

  •    Khách quan, không xung đột đến lợi ích.
  •    Không ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của cuộc thẩm định.
  •    Cuộc đánh giá phải được tiến hành một cách có đạo đức.

Phần 4: Những yêu cầu đối với các tổ chức chứng nhận

Cập nhật một số giải thích về mối quan hệ giữa tổ chức chứng nhận, cơ quan FSSC 22000 và quy trình đánh giá chứng nhận của chuyên gia đánh giá.

Cập nhật ISO 22003-1:2022 và ISO/IEC 17021-1:2015.

Phần 5: Yêu cầu đối với các cơ quan công nhận

Trên đây là các phân tích về sự thay đổi của phiên bản FSSC 22000 Phiên bản 6.0

Qúy khách có thể tham khảo thêm tài liệu dưới đây:

Tải xuống: FSSC phiên bản 6 mới nhất: (https://www.fssc.com/schemes/fssc-22000/documents/fssc-22000-version-6/)

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Quý Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn chứng nhận FSSC 22000 Phiên bản 6.0, hãy liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY CP TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ ICERT GLOBAL

Hà Nội: Số 7 ngách 21 ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội

Đà Nẵng: 47 Trần Đình Tri, Phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng

Hồ Chí Minh: Tầng 4, 232/1/33 Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0988 296 170

Email: sales@icert.vn

Tin liên quan cùng chuyên mục Dịch vụ