Tìm hiểu nhà lá và cách lợp mái lá hiệu quả của người dân miền tây

Ngày đăng: 2/4/2023 9:33:21 PM - Nội thất, ngoại thất - Toàn Quốc - 64
Chi tiết [Mã tin: 4414290] - Cập nhật: 31 phút trước

Ghé thăm vùng quê Bắc Bộ, Tây Nam Bộ bạn sẽ bắt gặp những mẫu nhà lá đậm chất truyền thống. Đây không chỉ là kiến trúc mà còn là tính thẩm mỹ trong thiết kế, ứng dụng trong cuộc sống thực tế. Cùng đơn vị thi công lợp mái lá dừa tìm hiểu các loại nhà lá cũng như hướng dẫn cách lợp nhà bằng lá dừa và lá cọ phổ biến nhất hiện nay.

ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ LÁ – KIẾN TRÚC TRUYỀN THỐNG CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM

Nhà lá là một trong những mẫu nhà thường thấy ở các vùng quê Bắc Bộ, Tây Nam Bộ. Nhà lá sử dụng chất liệu từ các loại lá chuyên dụng, liên kết với nhau, kết hợp cùng khung và cột tạo nên ngôi nhà hoàn chỉnh.


Nhắc đến nhà lá, chúng ta nghĩ ngay để những ngôi nhà lá dừa ở vùng sông nước. Nơi đây với những con sông êm đềm, bóng dừa xanh mướt ngả bên hai dòng sông, cuộc sống của người dân gắn liền với sông nước nên những ngôi nhà bằng lá như thế này luôn là hình ảnh quen thuộc với tất cả mọi người.


Đặc điểm của những ngôi nhà là đó là sự đơn sơ, bình dị và giản đơn. Đó là sự sáng tạo từ những bàn tay khéo léo của người dân. Ngôi nhà đó là nơi để người dân sinh hoạt, tránh được ánh nắng gay gắt của những ngày hè oi ả, tránh mưa tránh gó. Chỉ đơn giản vậy thôi nhưng những ngôi nhà lá luôn có chức năng quan trọng với người dân.


Những ngôi nhà lá được xem là những ngôi nhà tạm bợ của người dân. Đặc biệt những vùng sông nước thường xuyên đối mặt với thiên tai, đây cũng là kiểu nhà có thể dễ dàng xây dựng lại mà không mất nhiều chi phí.

 

NHỮNG LƯU Ý VỚI CÁCH LỢP NHÀ BẰNG LÁ DỪA NƯỚC CỦA NHÂN DÂN MIỀN TÂY NAM BỘ

Để lợp nhà đảm bảo không bị dột, có độ bền cao thì phải tính toán sao cho “đậu thước”. Người thợ sử dụng cây thước nách, còn gọi là thước ba (hình tam giác đều, 3 cạnh bằng nhau, mỗi cạnh dài 41,5cm). Từ nóc nhà đặt cây thước nách, tính độ phơi mái cộng thêm trung bình là 1,5cm. Nếu gia đình có điều kiện thi nâng mái lên là 2cm. Nếu nhà không có điều kiện thì độ phơi mái hạ xuống 1cm. Vì nếu mái lá cao thì nhà thông thoáng nhưng mái lá nhanh mục. Ngược lại mái lá thấp, nhà sẽ tối nhưng lâu phải thay lá hơn. 


Cách lợp nhà bằng lá dừa nước tuy khá đơn giản nhưng đòi hỏi cũng phải tính toán, thao tác kỹ thì mới đạt về kỹ thuật và mỹ thuật nếu không phải là người dân của vùng. Trước khi lợp nhà thì chủ nhà hoặc ông thợ chánh phải thống nhất với kíp thợ lợp nhà về ni tấc. Nếu lợp dày thì mỗi tấm lá đôi cách nhau 10cm, lá chiếc 8cm. Nếu lợp thưa thì khoảng cách là 15cm. Khoảng cách này gọi là “li lá”. Lợp dày gọi là lợp “khít mắt”.


Khi đã thống nhất độ dày thưa mỗi li lá thì người mỗi thợ dùng lòng bàn tay của mình làm “cây cỡ” để đo khoảng cách các li lá làm sao cho tất cả đều cỡ với nhau. Cũng giống với kỹ thuật lợp mái lá cọ , người thợ chính hoặc chủ nhà ở dưới đất sẽ điều chỉnh độ dày thưa cho từng người thợ.


Để cho mái nhà đẹp thì khi lợp còn phải thống nhất là chỉ xỏ lạt bên phải hoặc trái cây rui. Khi buộc tấm lá vào rui thường theo kiểu “mối chéo cánh gà” hay còn gọi là “mối chuột” và phải giấu mối thật kỹ. Người điều khiển bên dưới phải luôn nhắc thợ phải vặn dây lạt sắt tấm lá, gọi là “vặn khu ốc”. Cách dựng nhà lá là lợp từ dưới lên trên. 


Khi 2 mái đã lợp xong thì phải xốc nóc, tức là lợp kín phần giáp mí giữa 2 mái nhà, chỗ nằm phía trên cây đòn dông. Đối với cách lợp nhà bằng lá dừa nước trước kia, xóc nóc cũng sử dụng bằng lá dừa nước, nay nhiều nhà sử dụng tấm sóc nóc làm sẵn bằng gốm đỏ Vĩnh Long. Sau khi lợp mái xong còn phải làm tấm vĩ tre dằn lên mái lá tấm vĩ tre, gọi là “tấm rã”. Tấm rã giúp cho mái lá nằm thẳng thóm, không bị tốc mái khi mưa to, gió lớn.


Hướng dẫn lợp mái lá dừa nước thường được lợp với độ dày vào khoảng 20cm, hoặc có thể đến 25cm để đảm bảo sự bền vững. Một mái nhà được lợp đúng quy cách có thể cho thời gian sử dụng lên đến 10 năm. 


Sau khi lợp mái xong đến phần dừng vách 2 bên đầu xông. Phần tiếp giáp mặt đất dùng tre, trúc làm khung sườn và dừng vách bằng lá chằm hoặc lá xé. Để đảm bảo bền chắc, thẩm mỹ và an toàn thì khi dừng vách đến đầu cột hàng ba thì dừng lại. Công việc tiếp theo là dùng thanh tre, trúc làm cây ép lép để dằn bên ngoài vách lá, buộc chặt vào bộ khung vách


Ngày nay trên thị trường đã bán vật liệu lá dừa nước chằm sẵn, chỉ cần mua về thuê đội thợ thi công, tuy nhiên đối với nhân dân miền Tây họ có thể tự chằm và tự thi công luôn.

Tin liên quan cùng chuyên mục Nội thất, ngoại thất