Tìm hiểu quy trình kỹ thuật bón phân cho lúa cho năng suất cao

Ngày đăng: 12/29/2024 4:41:17 PM - Khác - Toàn Quốc - 9
Chi tiết [Mã tin: 5763070] - Cập nhật: 2 phút trước

Lúa là giống cây lương thực quan trọng ở nước ta, phù hợp với điều kiện nhiệt đới. Cây lúa phát triển tốt và chất lượng cao thì bón phân cho lúa là những vấn đề mà nông dân cần phải quan tâm. Phân bón Việt Nga xin chia sẻ đến bà con nông dân quy trình Kỹ thuật bón phân cho lúa hiệu quả tốt nhất ở bài viết dưới đây.


Tầm quan trọng của phân bón đối với cây lúa

Các chất dinh dưỡng là vô cùng cần thiết đối với sự phát triển và sinh trưởng của cấy lúa như sắt, kẽm, vôi, đồng, magie, lưu huỳnh, đạm (N), lân (P), kali (K), cacbon, oxy, hydro, mangan, mô-líp-đen, bo, silic. Đây đều là những thành phần quan trọng mà cây lúa cần.

Vai trò của phân bón đối với cây lúa

Trong phân bón cung cấp các yếu tố dinh dưỡng có vai trò khác nhau. Đối với từng giai đoạn và sinh trưởng của cây lúa sẽ yêu cầu hàm lượng khác nhau. Do vậy, kỹ thuật bón phân cho lúa vụ đông xuân hay lúa hè thu cần được nghiên cứu kỹ lưỡng. Từ đó đưa công thức hợp lý cho từng giai đoạn phát triển, từng giống theo từng điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng.


Những loại phân bón cần thiết để bón cho lúa

Có 3 nhóm dinh dưỡng bao gồm đa lượng, trung lượng và vi lượng cần thiết cho cây lúa như đạm, lân và kali. Đặc biệt ở giai đoạn cây lúa đẻ nhánh hay làm đòng cần lượng đạm nhất định. Ở giai đoạn đầu sinh trường thì cây lúa cần nhiều lân và ở giai đoạn cây con, làm đòng và trổ thì cần kali. Một số các yếu tố với lượng ít như Si, Ca, Mg, Bo, …rất cần thiết cho cây lúa sinh trưởng và phát triển. Cùng điểm danh một số loại phân bón phổ biến dành cho lúa trên thị trường:


Phân lân: Kích thích sự phát triển của rễ, giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng và nước từ đất.

Phân Kali: Đẩy nhanh quá trình vận chuyển cacbonhydrat tổng hợp từ lá sang các bộ phận khác, giúp cây quang hợp bình thường.

Phân đạm: Bao gồm có phân đạm Amoni, phân đạm nitrat và urê. Trong đó đạm ure có tỷ lệ cao phù hợp để bón trên đất bạc màu, lúa thoái hóa; phân đạm nitrat bón thúc ở thời kỳ đóng phù hợp bón trên đất mặn, phèn chua.


Tìm hiểu quy trình kỹ thuật bón phân cho lúa cho năng suất cao

Kỹ thuật bón phân cho lúa được chia thành nhiều giai đoạn, với mỗi giai đoạn phù hợp với giống lúa và đất trồng. Để đạt hiệu quả cao, bón phân như thế nào là cần thiết. Hãy cùng theo dõi ngay cách bón phân cho lúa đúng kỹ thuật ngay dưới đây:


Giai đoạn 1: Bón lót

Bón thêm phân khi bừa đất lần cuối cùng trước khi bón lót để giúp đất màu mỡ, phì nhiêu và tốt cho cây lúa. Bởi trong giai đoạn sinh trưởng ban đầu, cây lúa sẽ hấp thụ nhiều phân. Bởi vậy nên bón lót và bón thúc sớm hoặc bón lót toàn phần. Trước khi tiến hành gieo cấy hãy bón rải đồng đều trên mặt ruộng, cũng như bón kèm theo phân kali và phân đạm.


Đối với giống lúa đẻ nhánh nhiều, lúa ngắn ngày hay lúa có hiện tượng bị ngộ độc, hay bị ngập nước và mưa nhiều thì nên bón nhiều phân kali. Nếu cấy các giống lúa ngắn ngày, cấy lúa bằng mạ già thì bón lót khoảng 1/3 đến 2/3 lượng đạm.


Giai đoạn 2: Bón thúc cây đẻ nhánh

Giai đoạn để nhánh khi lúa được 2,3 – 3 lá tương đương khoảng 15 – 20 ngày để cậy mạ để nhánh sớm và phát triển nhanh. Bà con nông dân cũng nên kết hợp phân đạm với phân lân trong giai đoạn này, đặc biệt đối với đất quá chua hay đất phèn thì việc bón thúc lần là cần thiết. Việc này giúp hạ độc tố và độ phèn có trong đất, cung cấp dinh dưỡng cho lúa. Nên dùng lân hạt để tránh độ bám dính gây cháy lá.


Hơn nữa, đây cũng là thời điểm mà nhu cầu đạm của cây lúa cũng tăng lên đáng kể. Khi bón đạm giúp cây đẻ nhanh hơn, đối với trường hợp cấy giống lúa ngắn ngày, cấy giống dài ngày, gieo cấy ở nhiệt độ cao cần bón thúc nhiều đạm.


Giai đoạn 3: Bón thúc cây lúa trổ đòng

Sau khi gieo cấy từ 40 – 45 ngày, bà còn tiến hành bón thúc, khâu này quan trọng quyết định đến năng suất cây trồng. Đối với giống lúa bông to nhưng đẻ ít, năng suất dựa trên bông thì chú trọng vào đợt bón đón đòng và nuôi hạt để đảm bảo chắc hạt và năng suất cao. Khi đã bón đủ phân lót và thúc đẻ nhánh thì không nhất thiết bón phân đòng.


Trong giai đoạn này, bà con nông dân nên sử dụng phân bón kali để thúc đòng đối với cây giống để nhánh ít, gieo cấy thưa, giống dài ngày, gieo ở vùng đất kiềm, mưa nhiều hoặc đất phèn.


Giai đoạn 4: Nuôi hạt

Sau khi lúa trổ bông, bà con có thể nuôi hạt bằng cách phun phân bón lá 1 – 2 lần để tăng năng suất lúa và tăng chất lượng hạt chắc.


Với những thông tin chia sẻ trên đây, hy vọng giúp bà con nông dân hiểu rõ hơn về kỹ thuật bón phân cho lúa. Những kiến thức hữu ích này sẽ mang lại năng suất cao cho mùa vụ bội thu.



Tin liên quan cùng chuyên mục Khác