Tìm hiểu tháp chưng cất rượu cao độ, rượu brandy

Ngày đăng: 10/14/2021 3:19:50 PM - Vật tư, thiết bị công nghiệp - Toàn Quốc - 157
Chi tiết [Mã tin: 3476042] - Cập nhật: 1 phút trước

Brandy cũng là một trong những loại rượu mạnh phổ biến nhất được sử dụng phổ biến trong các quán bar. Brandy là loại rượu mạnh có nồng độ cồn từ 35 - 60%, được sản xuất từ quá trình chưng cất rượu cao độ hoặc từ trái cây nghiền nát, ủ trong thùng gỗ sồi ít nhất 3 năm, sau đó pha thêm nước cất để làm giảm nồng độ rượu. 


TÌM HIỂU VỀ RƯỢU BRANDY


Brandy thông thường sẽ bắt nguồn từ chữ “brandewijn” trong tiếng Hà Lan, chúng có nghĩa là “rượu bị đốt cháy“. Chúng được là một trong những loại rượu mạnh được chưng cất từ nền rượu vang hoặc các loại nước ép trái cây lên men khác.


ảnh intrernet


Brandy được coi là thuật ngữ chung của các loại rượu mạnh, chúng được làm từ nho và ủ trong thùng gỗ sồi lâu năm. Đặc điểm về màu sắc của rượu chính là do gỗ sồi tạo ra. Rượu brandy còn có thể sản xuất ở bất cứ nơi nào, miễn là vùng trồng nho. Đa phần, rượu sẽ được chưng cất từ rượu chát mà ra.

Ngoài ra, brandy còn có thể chưng cất từ những loại trái cây nghiền sau đó ủ trong thùng gỗ sồi. Bằng phương pháp này, thùng gỗ sẽ cho phép oxy hóa nhẹ Brandy. Màu hổ phách từ đó sẽ được tạo ra và rượu sẽ hấp thụ hương thảo mộc từ gỗ. Khi đã ngâm đủ lâu thì lúc này nồng độ cồn của Brandy sẽ được giảm bằng cách cho thêm nước cất. Một số loại rượu brandy phổ biến trên thế giới.

Rượu Brandy nho: Thông thường, sẽ được chế biến từ nước nho lên men, nước nho ép chứ không có thịt hay vỏ quả nho. Loại rượu này thường sẽ có thời gian lưu trữ khá dài trong thùng gỗ sồi để chúng có màu sắc đẹp mắt đồng thời gia tăng thêm mùi vị để chúng trở nên ngon hơn.

Rượu Brandy táo: Là một trong những loại brandy được làm từ thịt quả, vỏ, thân và phần còn lại của quả nho sau khi đã ép lấy nước, do đó chúng thường có vị gắt nên phải thời gian ủ khá dài. Brandy táo còn có thời gian lưu trữ trong thùng gỗ tối thiểu nên chúng sẽ có hương vị nồng đậm và có mùi vị đặc trưng của loại nho được chế biến đã bị mất đi ở brandy khi ủ lâu năm trong thùng gỗ.

Brandy hoa quả: Đây được coi là tên gọi chung cho tất cả các dòng brandy lên men từ các loại trái cây nói chung ngoại trừ nho. Brandy hoa quả, trừ loại làm từ dâu, thường sẽ được làm từ các loại quả dùng để lên men rượu. Đa phần, dâu sẽ không có đủ độ ngọt để làm ra vang có đủ nồng độ cồn để chưng cất do đó chúng thường được ngâm trong rượu mạnh để chiết lấy vị dâu hương thơm.

Rượu Brandy khi được uống lạnh thì mùi cay và nồng của rượu sẽ được cảm nhận nổi bật nhất. Trong khi thưởng thức rượu Brandy khi ấm thì sẽ có ít vị cồn và đậm đà hương vị trái cây hơn. Cách uống nào cũng sẽ mang đến cho bạn một cảm giác vô cùng thú vị và sảng khoái.

QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA RƯỢU BRANDY 



Nguyên liệu chính cho quy trình này thường là: nho, táo, dâu tằm…

Công đoạn rửa:

Công đoạn này sẽ loại bỏ tạp chất của nguyên liệu

Công đoạn nghiền:

làm dập và nghiền nguyên liệu theo tiêu chuẩn chất lượng của quy trình công nghệ hiện đại

Công đoạn lên men:


Mục đích chính thường dùng để chuyển hóa toàn bộ lượng đường có trong quả nguyên liệu thành cồn và hương.

Phương pháp thực hiện: Khi bơm nhẹ nhàng dịch nước nho sang bồn lên men (tránh làm xáo trộn lớp cặn dưới đáy bồn) – song song với quá trình đó, một lượng tanin tinh khiết sẽ hòa tan với nước nóng hoặc nước nho nóng sẽ được đổ vào bồn lên men với liều lượng là 10g tannin cho 100 lít nước dịch nho. Quá trình lên men này thường sẽ được duy trì ở mức nhiệt độ từ 20 cho đến 25 độ C.

Quá trình chưng cất thường sẽ được chia làm 2 giai đoạn:


Chưng cất lần 1: Đổ rượu đã lên men vào các bồn chưng cất sau đó đưa chúng vào lò nung làm bằng gạch. Thông thường lò nung sẽ được làm nóng từ mức nhiệt 78.3 độ C cho đến 100 độ C. Chất lỏng ngưng tụ lại là Brouillis, thể tích lúc này đã giảm 1/3 so với ban đầu và chứa khoảng 30% là cồn.

Chưng cất lần 2: Brouillis khi đun thêm một lần nữa – để thu được rượu chưng cất là eau-de-vie – lúc này thể tích của rượu sẽ giảm thêm 1/3 đồng thời nồng độ cồn đã tăng lên 70%.

Công đoạn lọc trong


Mục đích của công đoạn này là để tách toàn bộ cặn còn sót lại trong rượu bằng máy lọc.

Máy lọc cặn bã

 là sản phẩm chuyên dụng dùng để lọc trong rượu trái cây, rượu vang rất hiệu quả.

Công đoạn ủ trong thùng gỗ sồi


Brandy loại I thường sẽ được ủ trong thùng gỗ sồi từ 5 cho đến 10 năm, Còn Brandy loại II sẽ được ủ trong khoảng thời gian từ 3 cho đến 4 năm. Sự tương tác giữa rượu với những chất tiết ra từ thùng gỗ sồi sẽ khiến rượu có màu đẹp mắt đồng thời gia tăng thêm hương vị thơm ngon của rượu.

Công đoạn phối chế


Tùy thuộc vào mức độ chất lượng của những loại rượu thành phẩm mà người chế biến sẽ cần sử dụng phụ gia thích hợp. Với rượu có nồng độ cồn cao đa phần sẽ pha thêm nước cất giúp làm giảm đi nồng độ rượu.

Công đoạn hoàn thiện sản phẩm


Rượu brand sau khi được ngâm ủ đủ thời gian và phối chế sẽ tiến hành chiết rót, đóng chai và dãn tem nhãn. Sau khi công đoạn này hoàn thành sản phẩm sẽ được bán ra ngoài thị trường.

SỬ DỤNG THÁP CHƯNG CẤT RƯỢU BRANDY


Để có thể đạt được nồng độ cao nhất định, việc nghiên cứu quy trình và các bước thực hiện là vô cùng quan trọng. Đồng thời việc sử dụng đúng

 

tháp chưng cất rượu

 cũng sẽ đảm bảo được chất lượng rượu ở đầu ra có được phẩm chất tốt nhất.

Khoa học phát triển, phương pháp chưng cất bằng tháp chưng cất ra đời, đây là bước tiến đột phá trong công nghệ sản xuất rượu được áp dụng phổ biến cho hầu hết các loại rượu độ cao trên thế giới. Tại Việt Nam, tháp chưng cất rượu tuy chưa được phổ biến nhưng đã có một số đơn vị nhập khẩu thiết bị này cho sản xuất và đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh sản xuất rượu truyền thống.

Nồi nấu rượu truyền thống

 cấu tạo gồm 2 bộ phận là nồi chưng và bồn lạnh ngưng tụ. Trong khi đó, tháp chưng cất rượu cấu tạo gồm nhiều tầng chưng cất. Vì vậy, rượu sau khi chưng cất ở tháp chưng cất rượu sẽ tinh khiết hơn, màu rượu trong hơn và lấy được độ rượu cao hơn.


Điều rất quan trọng đối với các nhà sản xuất rượu mạnh là phải duy trì mùi và vị đặc trưng của sản phẩm chưng cất của họ. Hương vị đặc trưng được tạo ra bởi một số yếu tố trong quá trình sản xuất rượu: hỗn hợp nguyên liệu, quá trình lên men và quá trình chưng cất và ngâm ủ lâu năm trong

thùng gỗ sồi

.

Tháp nấu rượu

tưởng chừng như đơn giản nhưng trên thị trường hiện nay rất khó để mua được sản phẩm ưng ý về chất lượng và giá thành. Như đã đề cập ở trên, các sản phẩm

tháp chưng cất rượu cao đa tầng

đã được sử dụng và bán rộng rãi trên thị trường nước ngoài cũng như bán online, bạn dễ dàng mua được qua Amazon hay Ebay, nhưng không còn giữ hương vị truyền thống và sau khi nấu phải hạ độ rượu xuống. Chưa kể đến chi phí cũng rất tốn kém, phí vận chuyển, thuế nhập khẩu.

Đối với

Tháp chưng cất rượu KAG

bạn hoàn toàn yên tâm vì được sản xuất trong nước, phù hợp với phương pháp sản xuất rượu truyền thống, giá cả phải chăng mà vẫn đảm bảo chất lượng, đồng thời được bảo hành 12 tháng, với rất nhiều ưu đãi đi kèm như miễn phí lắp đặt, hỗ trợ bảo hành.

Việc có một

thiết bị chưng cất

tốt sẽ đảm bảo quá trình hoàn thiện quy trình chưng cất rượu có nồng độ cao đạt hiệu quả nhất. Mọi thắc mắc cần được tư vấn về hệ thống tháp chưng cất rượu cũng như quy trình nấu rượu cao độ đạt chất lượng tốt nhất. Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.

CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ KAG VIỆT NAM


Hotline:

0904685252


Website:

www.maythucphamkag.com

-

www.xuyena.vn


Email: Kagtechvn@gmail.com


Địa chỉ: 115/509 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội


Bài viết liên quan


Tháp chưng cất rượu công nghệ cao


Sự khác nhau giữa Nồi chưng cất và Tháp nấu rượu


Chưng cất rượu cao độ đạt hiệu quả cao nhờ tháp chưng cất rượu


Có nên nấu rượu truyền thống bằng tháp chưng cất không

?


Tin liên quan cùng chuyên mục Vật tư, thiết bị công nghiệp