Top 5 vấn đề cần lưu ý trong quản lý tòa nhà

Ngày đăng: 6/2/2021 4:00:08 PM - Dịch vụ - Toàn Quốc - 223
Chi tiết [Mã tin: 3291240] - Cập nhật: 18 phút trước

Trước bước nhảy vọt của thị trường bất động sản trong thời gian gần đây, các tòa nhà cao ốc và chung cư cao tầng mọc lên như nấm để đáp ứng nhu cầu của nhiều cá nhân/doanh nghiệp.

Điều này đồng nghĩa với sự gia tăng mức độ cạnh tranh giữa các chủ đầu tư của tòa nhà. Họ phải giải quyết tối ưu bài toán về vấn đề quản lý tòa nhà để gia tăng tỷ lệ chọn mua nhà của khách hàng.

Nhằm cung cấp đến bạn đọc những thông tin quan trọng về quản lý tòa nhà, sau đây sẽ là 5 Vấn Đề Bạn Cần Biết Trong Quản Lý Tòa Nhà Thông Minh.


1. Thế Nào Là Quản Lý Tòa Nhà Thông Minh?


Quản lý tòa nhà thông minh giúp chủ đầu tư:

  • Tiết kiệm được các khoản chi phí vận hành trong các tòa nhà.
  • Đảm bảo chất lượng dịch vụ của tòa nhà: từ phần cứng (cấu trúc, kết cấu,…) cho đến dịch vụ tiện ích (cảnh quan, vệ sinh,…).
  • Đáp ứng các dịch vụ giá trị gia tăng: giải quyết tranh chấp, quản lý nhân sự, cho thuê,…

Đây được xem là lĩnh vực kinh doanh cung cấp dịch vụ đảm bảo hoạt động diễn ra trong tòa nhà; đảm bảo kỹ thuật, dịch vụ chăm sóc khách hàng để duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa chủ đầu tư và khách hàng.

Thế Nào Là Quản Lý Tòa Nhà Thông Minh?Quản lý tòa nhà và những vấn đề cần quan tâm đến hiện nay

Quản lý tòa nhà được thực hiện với 2 đối tượng: tòa nhà văn phòng và tòa nhà chung cư.

>>> Xem thêm: Tham khảo những lợi ích và thiết kế tòa nhà thông minh Smart Building HOT nhất hiện nay.

2. Vai Trò Của Quản Lý Tòa Nhà Thông Minh

Cung cấp mọi dịch vụ về vận hành, hoạt động của tòa nhà

Quản lý tòa nhà cung cấp các dịch vụ bảo vệ, vệ sinh, lao động, bảo trì,… để tòa nhà được đảm bảo vận hành linh hoạt và liên tục.

Người làm việc trong hệ thống quản lý tòa nhà có vai trò trung gian đối nội, đối ngoại với khách hàng, với những chủ đầu tư.

Đảm bảo tòa nhà vận hành linh hoạt

Quản lý tòa nhà giúp đơn giản hóa công đoạn kiểm tra trong tòa nhà, dễ dàng phát hiện và khắc phục vấn đề để đảm bảo tòa nhà được vận hành linh hoạt.

Tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư

Nếu không có dịch vụ quản lý tòa nhà, chủ đầu tư phải chi trả rất nhiều khoản phí: vệ sinh, sửa chữa, an ninh,… và tốn nhiều nguồn nhân lực cho việc quản lý riêng từng dịch vụ.

Và nếu dùng dịch vụ quản lý tòa nhà thì các công việc đó đều được bàn giao cho phía quản lý tòa nhà, giúp chủ đầu tư tiết kiệm chi phí lẫn thời gian quản lý.

3. Công Việc Của Quản Lý Tòa Nhà Thông Minh

Quản lý tài chính

Dịch vụ quản lý tòa nhà giúp khách hàng trong tòa nhà quản lý, kê khai các khoản chi phí được sử dụng hàng tháng rõ ràng, chi tiết và minh bạch. Thường là các khoản chi phí điện, nước, vệ sinh, sửa chữa, trả lương cho nhân viên,…

lưu ý khi quản lý tòa nhàQuản lý tòa nhà giúp quản lý tài chính hiệu quả nhất

Quản lý nhân sự

Quản lý tòa nhà tiến hành tuyển dụng số lượng nhân sự sao cho hợp lý. Quản lý hoạt động của từng nhân viên trong từng bộ phận của tòa nhà, dựa trên cơ sở đó để có chế độ lương, thưởng – phạt nhân sự phù hợp.

Quản lý khách hàng

Dịch vụ quản lý tòa nhà sẽ chăm sóc khách hàng thay cho chủ đầu tư: giải quyết hiệu quả các vấn đề, khiếu nại từ phía khách hàng. Đảm bảo sự hài lòng cho khách hàng, “giữ chân” khách hàng mà không ảnh hưởng lợi ích của chủ đầu tư.

Bảo trì hệ thống kỹ thuật

Để đảm bảo hoạt động suôn sẻ của hệ thống kỹ thuật trong tòa nhà thì ban quản lý tòa nhà cần theo dõi liên tục để ứng phó, sửa chữa kịp thời khi có vấn đề trong vận hành.

>>> Xem thêm: Tham khảo các Tính Năng Và Lợi Ích Hệ Thống Video Intercom

4. Quy Trình Quản Lý Tòa Nhà Thông Minh

Quy trình quản lý tòa nhà giúp các nhà quản lý kiểm tra, quản lý tổng quát mọi hoạt động trong tòa nhà; giúp từng nhân viên hiểu rõ những nhiệm vụ được giao và hoàn thành hiệu quả công việc.

Quy trình quản lý tòa nhà gồm:

Quy trình quản lý hợp đồng

  • Ký hợp đồng cho thuê với các quy định rõ ràng.
  • Thu tiền thuê.
  • Thu tiền dịch vụ.
  • Thanh lý hợp đồng

Quy trình quản lý khách hàng

  • Quản lý, sử dụng phòng.
  • Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ trong tòa nhà.
  • Xử lý khiếu nại từ khách hàng.
  • An toàn, an ninh của khách hàng.
  • Quản lý tài sản khách hàng.
  • Quản lý vệ sinh của khách hàng.
  • Quản lý thiết bị và dịch vụ tòa nhà.

Quy trình an ninh

  • Nội quy phòng cháy, chữa cháy.
  • Quy trình tuần tra bộ phận bảo vệ.
  • Huấn luyện an toàn phòng cháy chữa cháy.
  • Kiểm soát tài sản, hàng hoá, khách tham quan, nhân viên.
  • Dịch vụ giữ xe

Quy trình vận hành kỹ thuật

  • Sửa chữa, bảo trì tòa nhà.
  • Bảo trì các công trình xây dựng.
  • Bảo dưỡng máy móc thiết bị của tòa nhà.

Quy trình vệ sinh

  • Kế hoạch vệ sinh các khu vực của tòa nhà.
  • Quản lý, xử lý rác thải trong và ngoài tòa nhà.

>>> Bài viết hay nên xem: Tìm Hiểu Sức Mạnh Hệ Thống Nhà Thông Minh

5. Làm Sao Để Có Thể Quản Lý Tòa Nhà Thông Minh?

Để có được kỹ năng quản lý tòa nhà thì cần phải theo học các lớp đào tạo nghiệp vụ. Các lớp đào tạo này sẽ giúp người học quản lý hiệu quả từng loại hình tòa nhà và từng đối tượng khách hàng khác nhau. Sau khi hoàn thành các lớp học quản lý toà nhà thì người học sẽ được cấp bằng chứng nhận quản lý tòa nhà của bộ Xây Dựng.

quy trình quản lý tòa nhàQuy trình quản lý tòa nhà hiệu quả nhất

Bài viết vừa rồi đã chia sẻ đến bạn đọc các vấn đề trong quản lý tòa nhà. Mong rằng bạn sẽ có cái nhìn tổng quát nhất về hoạt động này cũng như vai trò của nó đối với lợi ích của chủ đầu tư.


Nguồn: https://acis.com.vn/5-van-de-can-biet-trong-quan-ly-toa-nha/


Tin liên quan cùng chuyên mục Dịch vụ