Tượng phật thờ tại gia

Ngày đăng: 12/30/2020 1:30:04 PM - Nội thất đồ thờ cúng - Hà Nội - 14
Chi tiết [Mã tin: 3169028] - Cập nhật: 54 phút trước

Tượng Tuyết Sơn dân gian gọi là Tượng Tuyết Sương được thờ trong chùa Việt Nam đôi khi còn được hợp thành bộ ba gọi là “Tuyết Sơn tam thánh” gồm có: Tuyết Sơn, Ca Diếp và A Nan Đà. Tượng Tuyết Sơn của xưởng sản xuất đồ thờ tượng phật Trần Hùng

Loại gỗ dân gian hay được dùng để tạo tượng là gỗ mít . Loại gỗ này rất cứng, bền và ít bị nứt và có ưu điểm bền với thời gian . Thông thường gỗ của một cây mít già thường được đưa ra ao ngâm vài tháng, giúp gỗ loại bỏ đi một số chất và côn trùng trong thân cây. Sau đó, thân gỗ sẽ được vớt lên và để ra ngoài trời phơi hàng tháng cho kiệt nước.


Lúc này, gỗ đã có thể được sử dụng để bóc vỏ và pha cắt làm tượng. Nếu gỗ vừa cỡ tượng thì nghệ nhân chỉ việc đẽo bỏ đi phần thừa, nếu gỗ nhỏ mà tượng lớn thì phải ghép và làm mộng cho những chỗ này. Sau đó tượng gỗ sẽ được phủ ra ngoài một lớp đất phù sa tinh luyện trộn với sơn, hom toàn bộ pho tượng. Việc khắc và gắn những đôi tay là khó nhất sao cho tay được tự nhiên, mềm mại và không cứng nhắc. Sau khi hom sơn, tượng bắt đầu được sơn thếp. Lớp sơn then (sơn có màu đen ) được phủ lên đầu tiên và được phủ nhiều lần để chúng ngấm cả vào lớp đất hom phủ trên bề mặt trước đó. Sau một vài lần phủ, người ta sẽ lấy giấy ráp đánh bóng cho bề mặt tượng thật bóng và mịn. Lớp sơn tiếp theo là lớp sơn cánh gián rất mỏng để dát thếp vàng và thếp bạc.


Ý NGHĨA TƯỢNG PHẬT TUYẾT SƠN


Tượng tuyết sơn là một loại tượng minh họa thời kỳ tu khổ hạnh của đức Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni trước khi thành Phật theo quy mẫu nhất định.

Theo Phật tích thì Thích Ca Mâu Ni lúc bấy giờ đã 29 tuổi, rời bỏ ngai vàng tìm lên núi Hy Mã Lạp Sơn tầm đạo. Ngài tu khổ hạnh sáu năm trời, chấp nhận những cực hình thể xác để đạt giải thoát tinh thần. Trong trạng thái đó thân thể ngài gầy gò, tiều tụy nhưng không lay chuyển được cái chí kiên cường của ngài. Đến năm thứ bảy thì ngài đắc đạo, từ bỏ khổ hạnh mà đạt đến giác ngộ để thành Phật.


Khái quát hình tượng Tuyết Sơn, Tuyết Sương


Trong giai đoạn thế kỷ XVII, đạo Phật có điều kiện phát triển trở lại. Nhiều chùa mới được xây dựng, nhiều ngôi chùa cũ được sửa chữa và tu bổ. Thế kỷ thứ XVII, Phật giáo đã có bước phát triển mạnh và có thể coi là đỉnh cao thứ 2 của nghệ thuật Phật giáo sau thời kỳ Lý – Trần. Kinh Phật được dịch ra tiếng Nôm để lưu hành. Triều đình nhà Lê cũng ủng hộ Phật Giáo, các sư tăng được coi trọng. Nhiều bà hoàng, công chúa và các hoàng thân bỏ tiền của, công sức huy động mọi người xây dựng, tạc tượng để thờ Phật.


Ở thời Lê Trung Hưng nhiều ngôi chùa được trùng tu, dựng lại mới trong đó có chùa Keo (Thái Bình), chùa Ngọc Khám, chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), chùa Thái Lạc (Hưng Yên), chùa Thầy, chùa Mía (Hà Tây cũ)…


Trong nhiều chùa, trên bàn thờ có thể gặp một pho tượng một người cực kì gầy gò, chỉ còn da bọc xương ngồi trong một tư thế khắc khổ. Đó là tượng Tuyết Sơn.


Theo Phật giáo, thì khi thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm lìa bỏ gia đình đi tìm con đường giải thoát, đã trải qua việc tu học với nhiều vị thầy. Sau đó ông đã tự mình tu tập khổ hạnh trong núi tuyết (Tuyết sơn), mỗi ngày chỉ ăn một hạt vừng, khiến cho thân thể suy kiệt. Tu khổ hạnh là một trong các phương thức tu tập của Bàlamôn nhằm đạt chứng ngộ chân lý thượng đế.

Tin liên quan cùng chuyên mục Nội thất đồ thờ cúng