Tượng thập bát la hán

Ngày đăng: 1/2/2021 7:41:35 PM - Nội thất đồ thờ cúng - Hà Nội - 18
Chi tiết [Mã tin: 3171940] - Cập nhật: 53 phút trước

Tượng Thập Bát La Hán của cơ sở sản xuất đồ thờ, Tượng phật Trần Hùng là đơn vị chế tác tượng Phật, tượng Mẫu Địa chỉ đúc tượng Phật nổi tiếng tại làng Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội

Ở Việt Nam có rất nhiều làng nghề khác nhau, nhưng khi nhắc đến Tượng Thập Bát La Hán thì điều đầu tiên người ta sẽ nghĩ đến ngay Làng nghề Sơn Đồng bởi đây là cái nôi của đồ gỗ mỹ nghệ từ xưa đến nay.

Trải qua hơn 800 năm với những biến cố của lịch sử cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, làng nghề điêu khắc tượng thờ Sơn Đồng vẫn được duy trì và phát triển cho đến ngày nay. Các nghệ nhận ở đây vẫn đang kiên trì và phát huy các giá trị truyền thống, giữ lại cái nghề ông cha ta để lại và truyền lại cho các con cháu về sau.

Hình tượng vị La Hán như thế nào?

1. Tân Đầu Lô Tôn Giả – Tọa Lộc La Hán, người cưỡi nai tiến vào hoàng cung khuyên bảo Quốc vương học Phật tu hành.


2. Già La Già Phạt Tha Tôn Giả – Hỉ Khánh La Hán, Hoa Hỉ La Hán, biết tất cả các pháp thiện ác, phân biệt mọi tốt xấu trên thế gian. Trước đây rất lâu, ở thời kì Ấn Độ cổ đại là một nhà hùng biện, lúc người biện luận thường mang theo nụ cười, nên mới gọi là Hoan Hỉ.


3. Già Nặc Già Bạt Ly Noa Đóc Tôn Giả – Cử Bát La Hán, ngụ ở Đông Thắng Thân Châu, vị giữ bát hóa duyên, khuyến giáo hành giả, hình tượng trong các chùa là vị La Hán trên tay cầm chiếc bát.


4. Tô Tần Đà Tôn Giả – Thác Tháp La Hán, ngụ ở Bắc Câu Lô Châu, là vị đệ tử cuối cùng mà Đức Phật thu napk, vì thường hoài niệm tới Đức Phật mà trong tay nâng Phật tháp.


5. Nặc Cự La Tôn Giả – Tĩnh Tọa La Hán, ngụ ở Nam Thiệm Bộ Châu, còn có tên gọi là Đại Lực La Hán bởi trong quá khứ ngài là võ sĩ có sức lực vô cùng lớn, có thể di chuyển bất kì vật nặng nào.


6. Bạt Đà La Tôn Giải – Quá Giang La Hán, là thị giả của Phật, chủ quản việc tắm rửa, ngụ tại Đam Không La Châu, hiền giả qua sông tựa như chuồn chuồn lướt nước, vô ngã vô thường.


7. Già Lý Già Tôn Giả – Kỵ Tượng La Hán, là thị giả của Phật, ngụ ở tăng Già Đồ Châu, là người thuần phục thú.


8. Đốc La Phật Đa La Tôn Giả – Tiếu Sư La Hán, ngụ ở Bát Thứ Nã Châu, trước kia là thợ săn bởi vì học Phật mà sau đó không sát sinh, sư tử đến tạ ơn nên có tên này.


9. Tuất Bác Già Tôn Giả – Khai Tâm La Hán, trước khi xuất gia là thái giám, ở tại ngôi chùa nhỏ trong núi, cũng có dị bản nói trước đây là một người ăn mày thường cởi trần để tu hành, móc tim thấy có Phật nên có tên Khai Tâm.


10. Bán Thác Già Tôn Giả – Tham Thủ La Hán, người sinh ra ở ven đường, sau khi tĩnh tọa xong thường vươn tay duỗi người nên gọi là Tham Thủ.


11. Hầu La Tôn Giả – Trầm Tư La Hán, con trai ruột của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, xuất gia trở thành một trong 10 đại đệ tử, được xưng là Mật Hành đệ nhất, ngụ ở Dương Cù Châu, đạo hạnh Phật hiệu ở vị trí hàng đầu.


12. Na Già Tê Na Tôn Giả – Oạt Nhĩ La Hán, ngũ ở sườn núi non rộng rãi, tai lớn để nghe mọi chuyện, giữ lòng thanh tịnh.


13. Yết Đà Tôn Giả – Bố Đại La Hán, ngụ ở hang núi rộng rãi, trên vai thường cõng một chiếc túi vải, thường mở miệng cười lớn.


14. Phạt Na Bà Tư Tôn Giả – Ba Tiêu La Hán, ngụ ở trong núi, sau khi xuất gia thương ngồi dưới cây ba tiêu tu hành, một ngày tu thành chính quả nên có tên đó. Hiên nay có nơi gọi là Bố Đại Di Lặc.


15. A Thị Đa Tôn Giả – Trường Mi La Hán, là thị giả của Phật cùng với Kỵ Tượng La Hán, ngụ ở đỉnh núi Linh Thứu, khi sinh ra đời có hàng lông mày dài nên gọi tên Trường Mi.


16.Chú Đồ Thác Già Tôn Giả – Khán Môn La Hán, là em của Bán Thác Già Tôn Giả, là người tận trung với cương vị công tác.


17. Già Diệp Tôn Giả – Hàng Long La Hán, thời Ấn Độ cổ đại Long Vương lén lấy kinh Phật, ngài đi đánh hàng Long Vương để lấy lại, lập công lớn nên có tên Hàng Long.


. Di Lặc Tôn Giả – Phục Hổ La Hán, truyền thuyết xưa có con hổ thường qua lại ngoài miếu nơi ngài tu hành, ngài bèn mang cơm chay cho con hổ ăn, thuần phục nó nên gọi tên Phục Hổ.



vị La Hán đạt tới cảnh giới bất sinh bất diệt, được người người cung dưỡng, có thể cắt đứt tất cả cảm xúc nhiễu loạn tu hành. Hiện nay trong các chùa thường đặt tượng vị La Hán với tạo hình tương ứng với truyền thuyết.

Tin liên quan cùng chuyên mục Nội thất đồ thờ cúng