Ugc là gì? tiềm năng nào cho ugc content trong chiến lược marketing hiện đại

Ngày đăng: 9/17/2024 8:26:36 AM - Lĩnh vực khác - Toàn Quốc - 12
  • ~/Img/2024/9/ugc-la-gi-tiem-nang-nao-cho-ugc-content-trong-chien-luoc-marketing-hien-dai-01.png
~/Img/2024/9/ugc-la-gi-tiem-nang-nao-cho-ugc-content-trong-chien-luoc-marketing-hien-dai-01.png
Chi tiết [Mã tin: 5552417] - Cập nhật: 34 phút trước

Thuật ngữ “UGC là gì” đang trở nên viral trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Trên thực tế, UGC đã xuất hiện từ rất lâu và được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong các chiến dịch thành công vang dội. Nếu bạn tò mò về UGC, hãy xem ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ về tiềm năng của UGC content trong Marketing hiện đại nhé.

Tiềm năng phát triển với công việc UGC creator

Video marketing là gì? Bí quyết xây dựng thương hiệu thành công

Thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp như thế nào?

UGC là gì? Tiềm năng nào cho UGC content trong chiến lược Marketing hiện đại

Xem ngay:

Định nghĩa UGC là gì?

Thời gian gần đây, một thuật ngữ trở nên viral hơn bao giờ hết, đó chính là UGC content. Thế nhưng bạn có biết UGC là gì không? Thật ra UGC đã xuất hiện từ lâu nhưng khoảng sau dịch Covid-19, thuật ngữ này mới trở nên thông dụng.

UGC, viết tắt của cụm từ User-Generated Content, được hiểu là những nội dung do chính người dùng sáng tạo. Trong lĩnh vực Marketing, UGC được sử dụng để quảng bá sản phẩm hoặc thương hiệu mà không cần sự can thiệp trực tiếp từ doanh nghiệp.

Nội dung UGC có thể đến từ nhiều nguồn, bao gồm khách hàng, nhân viên và UGC creators. Chẳng hạn, khách hàng chia sẻ đánh giá về sản phẩm trên Facebook. Cũng có thể là UGC creator tạo ra video hoặc hình ảnh quảng bá sản phẩm trên YouTube.

Các dạng content UGC là gì?

UGC mang lại nhiều giá trị bởi tính chân thực và sức lan tỏa mạnh mẽ. Điều này giúp các thương hiệu xây dựng lòng tin và tạo kết nối vững chãi với khách hàng. Cùng điểm qua một số dạng nội dung UGC phổ biến trên mạng xã hội hiện nay.

Feedback về sản phẩm, dịch vụ

Feedback là một dạng UGC quen thuộc mà nhiều người dùng thường xuyên gặp phải. Ngay cả trước khi khái niệm UGC trở nên phổ biến, những đánh giá, nhận xét về sản phẩm đã xuất hiện. Người dùng chia sẻ những ý kiến thực tế của họ sau khi trải nghiệm. Từ đó còn có thể giúp các thương hiệu thu thập thông tin quý giá để cải thiện.

Nếu bạn chưa biết thì feedback chính là một trong những content UGC là gì

Review về sản phẩm, dịch vụ

So với feedback, review thường có tính chất chi tiết và chuyên sâu hơn. Feedback là những nhận xét ngắn gọn và mang tính chất phản hồi trực tiếp. rReview lại là những bài phân tích kỹ lưỡng về sản phẩm, so sánh ưu nhược điểm một cách khách quan hơn.

Ví dụ, một video review trên YouTube về một chiếc điện thoại mới sẽ đánh giá tính năng giống bài feedback. Bên cạnh đó, họ sẽ phải có thêm phần so sánh với các sản phẩm cùng phân khúc để người xem có cái nhìn toàn diện hơn.

Bài PR

Bài PR từng là một dạng nội dung phổ biến, thường được các nghệ sĩ và người nổi tiếng thực hiện nhằm quảng bá sản phẩm. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, người tiêu dùng cần những lời bình chân thật hơn là sự nổi tiếng của người quảng bá.

Các bài PR hiện tại không còn hiệu quả mạnh mẽ như trước. Điều này giải thích lý do tại sao UGC từ những khách hàng thực tế được ưa chuộng hơn. Vì họ không bị ảnh hưởng bởi các hợp đồng quảng cáo và có thể chia sẻ ý kiến chân thực.

Trải nghiệm của nhân viên

Một dạng UGC khá mới lạ là những bài chia sẻ từ chính nhân viên trong doanh nghiệp. Dạng nội dung này mang lại góc nhìn nội bộ, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về văn hóa doanh nghiệp và cách sản phẩm được tạo ra.

Những nhân viên có thể mang đến cái nhìn sâu sắc hơn so với người tiêu dùng bên ngoài. Ví dụ, một nhân viên làm việc tại một hãng thời trang có thể chia sẻ quy trình sản xuất một chiếc áo, giúp khách hàng cảm thấy an tâm hơn khi mua sản phẩm.

Nếu bạn thắc mắc content UGC là gì khi do nhân viên tạo ra thì những video một ngày đi làm tại... chính là UGC

Challenge từ các thương hiệu

Challenge là một dạng UGC đặc biệt phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là TikTok. Các thương hiệu thường tạo ra những thử thách (challenge) để khuyến khích người dùng tham gia. Từ đó lan tỏa thương hiệu một cách tự nhiên và rộng rãi.

Ví dụ, thương hiệu Chipotle từng thành công với thử thách #ChipotleLidFlip, thu hút hàng triệu lượt tham gia và tạo nên sức hút lớn cho thương hiệu trên nền tảng TikTok. Những challenge này thúc đẩy tương tác mạnh mẽ từ cộng đồng.

Những creative challenge cũng là một dạng content UGC

Tiềm năng của UGC là gì trong chiến lược Marketing số?

UGC hiện đang là xu hướng trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng khó tính và thông thái. Điều này tạo nên tiềm năng lớn cho UGC. Vì chúng giúp thương hiệu xây dựng mối quan hệ dựa trên tương tác tự nhiên. Việc sử dụng UGC không chỉ giúp thương hiệu giảm chi phí sản xuất nội dung mà còn tiếp cận khách hàng gần gũi và hiệu quả hơn.

UGC có thể xu hướng tương lai của ngành Marketing. Nội dung UGC mang đến sự chân thật mà quảng cáo không . Thương hiệu biết cách tận dụng UGC sẽ tạo một hình ảnh đáng tin cậy và dễ tiếp cận người dùng.

Kết luận

Bạn đã nắm rõ định nghĩa UGC là gì và những thông tin cần biết về UGC chưa? Đây sẽ dạng nội dung chủ chốt của các chiến lược Marketing trong tương lai. Bạn hãy bắt đầu tìm hiểu chuyên sâu về UGC ngay hôm nay. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận cho Adsplus.

Adsplus.vn 

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả. 

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn

Xem thêm các Ebook về Digital Marketing!

Tin liên quan cùng chuyên mục Lĩnh vực khác