Ứng dụng iot trong nhà máy

Ngày đăng: 6/18/2024 7:35:17 AM - Vật tư, thiết bị công nghiệp - Toàn Quốc - 6
Chi tiết [Mã tin: 5375204] - Cập nhật: 12 phút trước

Ứng dụng IoT trong nhà máy

1. Khái quát chung

  • Công nghiệp 3.0 với việc sử dụng những bộ điều khiển logic và công nghệ thông tin đã giúp nền công nghiệp tạo ra những cỗ máy tự động thông minh, hiệu quả có thể thay thế con người trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, những cỗ máy tự động hóa ưu việt đó vẫn là những đối tượng độc lập. Vẫn có những khía cạnh mà con người vẫn còn hiện diện, vận hành giám sát thiết bị, cung cấp những thông tin đầu vào, thực hiện bảo trì bảo dưỡng máy móc...
  • Tiếp nối thành tựu của công nghiệp 3.0 là 4.0, nó tạo các nền tảng mà trên đó các thiết bị được kết nối, định vị tương tác với nhau. Nền tảng IoT là một không gian có thể không giới hạn mà các đối tượng liên kết.

2. Thành phần cơ bản IoT

  • Thiết bị kết nối: Là các máy móc, cảm biến, hay các thiết bị kết nối khác thực hiện một hành động cụ thể: thu thập dữ liệu, kết nối với nhau, truyền nhận dữ liệu,...
  • Phương thức kết nối: Dựa trên mạng viễn thông mà các thiết bị có thể kết nối, giao tiếp được với nhau và với các server/cloud. Điều này phụ thuộc vào yêu cầu của dự án IoT từ đó chọn ra phương thức kết nối hiệu quả nhất
  • Xử lý dữ liệu: Được xử lý trên server/cloud. Nhận dữ liệu từ các thiết bị, từ đó phân tích và đưa ra các hành động sẽ được thực hiện
  • Giao diện: Cung cấp cho người dùng một giao diện trực quan để có thể tương tác và nhìn thấy được hoạt động của toàn bộ hệ thống

3. Cấu hình các thiết bị từ xa

  • Không gian IoT được tạo ra, nơi các thiết bị và thành phần máy móc, cảm biến, máy tính trong chuỗi sản xuất được kết nối. Dữ liệu của các thành phần này được cập nhật dữ liệu lên đám mây
  • Các ứng dụng người dùng được thiết kế có thể cập nhật dữ liệu để mô phỏng toàn bộ tiến trình theo thời gian thực thực. Như vậy toàn bộ các hoạt động diễn ra trong nhà máy được giám sát ở bất cứ nơi đâu mà không cần thiết phải có mặt trong nhà máy
  • Và khi có yêu cầu thay đổi thì thông qua ứng dụng và đám mây, người sử dụng lại có thể tương tác ngược lại toàn bộ thành phần nhà máy đã được kết nối và định vị trong không gian IoT

4. Thông tin nhanh chóng và chính xác

  • Khi tất cả các thành phần trong chuỗi sản xuất được đồng bộ và liên kết với nhau. Đầu ra của thành phần dữ liệu được trao đổi liền mạch, chính xác và tức thì
  • Khi bộ phận bán hàng nhận được một đơn hàng. Để trả lời thời gian giao hàng của sản phẩm thông thường sẽ có một loạt những thông tin cần xác nhận tình trạng nguyên vật liệu tồn kho, năng lực cung ứng của nhà cung cấp, năng lực sản xuất hiện tại, năng lực nhân sự, tình hình tài chính, tình hình kho, vận chuyển.

5. Xử lý sự cố

  • Trong các máy móc hoạt động trong nhà máy, phát sinh sự cố là điều không thể tránh khỏi, sự cố có thể đến từ nhiều nguyên nhân, có thể do chủ quan. Từ phía các thiết bị trong dây chuyền. Hoặc sự cố khách quan đến từ phía người sử dụng vận hành dây chuyền đó. Vấn đề của đội ngũ kĩ thuật là làm sao phát hiện sự cố và xử lý kịp thời để tránh làm gián đoạn sản xuất
  • Đối với một hệ thống dây chuyền sản xuất, có một vị trí cảm biến bị mất kết nối. Việc sửa chữa rất đơn giản đôi khi chỉ mất vài phút để cố định lại. Tuy nhiên có khi mất tới hàng ngày trời để có thể phát hiện ra vị trí cảm biến nào trong hàng loạt cảm biến. Tuy nhiên khi các phần tử được kết nối và có địa chỉ định vị rõ ràng. Nhìn trên giao diện giám sát HMI, hoặc PC chúng ta có thể dễ dàng tìm ra nguyên nhân và lập tức xử lý để hoat hoạt động sản xuất có thể diễn ra bình thường trở lại.

6. Bảo trì dự đoán

  • Việc ngăn chăn sự cố xảy ra, bảo trì bảo dưỡng thiết bị là hoạt động bắt buộc trong mỗi nhà máy. Thông thường việc bảo dưỡng định kì diễn ra với từng hạng mục
  • Khi chung ta bảo dưỡng robot xếp dỡ. Định kì chúng ta cần kiểm tra các hạng mục động cơ, hộp số, dây đai...Tuy nhiên bản thân robot có rất nhiều trục, có những trục di chuyển nhiều, có những trục di chuyển ít hơn. Thông thường khi kiểm tra không thể biết được chính xác, vậy nên khi bảo trì kiểm tra thay thế với tần suất như nhau gây lãng phí thời gian và tiền bạc
  • Hiện nay các hãng robot lớn tích hợp dữ liệu robot lên đám mây, các thông số về di chuyển của robot: quãng đường, vận tốc, tải trọng...được ghi lại một các chính xác
  • Ứng dụng được xử lý và phân tích để đưa ra cảnh báo, thời điểm nào cần phải bảo dưỡng
  • Chính việc bảo trì dự đoán như thế sẽ tối ưu hóa quá trình bảo trì bảo dưỡng thiết bị sản xuất

7. Tổng kết

  • Công nghệ 4.0 tác động đến rất nhiều dữ liệu có thể được thu thập thông qua các cảm biến được sử dụng để đưa ra quyết định vận hành, sửa chữa, bảo trì và tiếp cận đến sự tối ưu hóa hệ thống. IoT cùng điện toán đám mây giúp ngành tự động hóa công nghiệp đạt đến tầm cao mới cho phép chúng ta thu thập và phân tích dữ liệu theo cách khoa học nhất về được thể hiện ở mọi khía cạnh của sản xuất.
  • Tuy nhiên sự kết hợp công nghệ này đòi hỏi cơ sở hạ tầng mới, bao gồm những ứng dụng phần cứng, phần mềm, cũng như hệ điều hành. Các nhà sản xuất phải đối mặt với khối lượng dữ liệu lớn được phân tích đánh giá theo thời gian thực.

8. Liên hệ

Nếu bạn đang có nhu cầu cần mua hay báo giá thiết bị tự động hóa hoặc cần tư vấn thêm thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ một cách tận tâm, nhanh chóng và hiệu quả nhé!


>>>>>>>>Xem thêm: https://triviettech.com.vn/ung-dung-iot-trong-nha-may/

Tin liên quan cùng chuyên mục Vật tư, thiết bị công nghiệp