Ưu nhược điểm của dán sứ veneer?

Ngày đăng: 11/12/2024 9:47:00 AM - Dịch vụ - Toàn Quốc - 11
Chi tiết [Mã tin: 5672462] - Cập nhật: 34 phút trước

 Phương pháp dán răng sứ thẩm mỹ ngày càng được nhiều khách hàng lựa chọn để thẩm mỹ răng. Nhờ những ưu điểm mà phương pháp thẩm mỹ răng cũ không có được như: hạn chế mài răng, bảo tồn răng thật. Vậy dán răng sứ là gì? Ưu nhược điểm của dán sứ veneer là gì? Dán răng sứ có tác hại gì không? Cùng nha khoa Delia làm rõ tất cả ưu nhược điểm ngay trong bài viết dưới đây: 

Dán răng sứ thẩm mỹ là gì?

Dán răng sứ (dán răng sứ Veneer) là phương pháp sử dụng mặt dán sứ mỏng khoảng từ 0.2 mm – 0.5 mm dán cố định bên ngoài bề mặt răng cần được phục hình bằng keo dán răng sứ chuyên dụng trong nha khoa.

Dán răng sứ (dán răng sứ Veneer) là phương pháp sử dụng mặt dán sứ mỏng

Dán sứ được xem là bước đột phá mới trong các phương pháp thẩm mỹ răng sứ, phù hợp với những khách hàng muốn thẩm mỹ răng nhưng lại lo sợ việc mài nhiều răng. Sau khi áp dụng dán sứ tình trạng răng ố màu, xỉn vàng  khấp khểnh nhẹ sẽ được khắc phục hoàn toàn, mang lại một diện mạo mới cho hàm răng của bạn, đều hơn và sáng hơn.


Ưu nhược điểm của dán sứ Veneer 

Bất kỳ phương pháp làm răng nào cũng sẽ tồn tại ưu và nhược điểm nhất định. Dán sứ Venneer cũng không ngoại lệ. Để hiểu rõ hơn về ưu nhược điểm của dán sứ Veneer bạn có thể theo dõi thêm những thông tin dưới đây.


Ưu điểm của dán sứ Veneer là gì?

Dán răng sứ là phương pháp thẩm mỹ răng mang lại cho bạn những ưu điểm trội sau:

  • Bảo vệ tủy răng tối đa vì không mài nhiều răng thật là một trong những ưu điểm tuyệt vời mà dán Veneer mang lại. Bạn sẽ hoàn toàn cảm thấy thoải mái, dễ chịu trong quá trình thực hiện, không gây ra bất cứ sự khó chịu, ê buốt nào.
  • Dán sứ giúp che lấp hiệu quả các khuyết điểm, đem lại cho bạn một hàm răng trắng đều, đẹp tự nhiên. Ngoài ra, nó còn có tác dụng chỉnh nha, giúp cân chỉnh lại khớp cắn.
  • Miếng dán sứ có kích thước siêu mỏng nên sẽ không gây tình trạng vướng, cộm không gây ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai cũng như độ cảm biến thức ăn.
  • Lớp sứ dán bên ngoài còn có nhiệm vụ bao bọc, giúp ngăn chặn sự hình thành và phát triển của vi khuẩn, hạn chế nguy cơ về các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng, …
  • Nếu được dán lên răng với kỹ thuật chuẩn xác và được chăm sóc đúng cách, miếng dán sẽ tồn tại lâu dài, có thể lên đến 15 năm hoặc lâu hơn.

Dán răng sứ là phương pháp thẩm mỹ răng mang lại cho bạn nhiều ưu điểm trội

Nhược điểm của dán sứ Veneer là gì?

Tuy rằng đây là một phương pháp thẩm mỹ răng sứ được nhiều người tin tưởng chọn lựa. Tuy nhiên nó vẫn tiềm ẩn một số điểm hạn chế, cụ thể như sau:

Không phải ai cũng thích hợp dán sứ Veneer

Phương pháp này có một nhược điểm khá lớn chính là không phải mọi đối tượng đều có thể thực hiện được. Vì quy trình dán sứ sẽ chỉ mài rất ít hoặc không mài mặt ng0aif của răng nên kết quả sẽ chỉ thay đổi về màu sắc cũng như tính thẩm mỹ cho răng. Do đó những trường hợp như răng hô, sứt mẻ, móm, lệch lạc quá nặng thì không thích hợp với phương pháp này. Hiệu quả phục hình trong những tình huống đó cũng không tối ưu.

Dán sứ có một nhược điểm khá lớn chính là không phải mọi đối tượng đều có thể thực hiện được

Chí phí không hề rẻ

Với chất liệu sứ cao cấp đòi hỏi tay nghề bác sĩ cao cùng hệ thống cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại nên mức giá dán sứ sẽ không hề rẻ. Hiện nay giá dán sứ đang dao động từ 8 triệu đồng cho đến 30 triệu đồng tùy loại.

Mặt khác giá càng cao đồng nghĩa chất liệu sứ tốt, màu sắc tự nhiên, độ bền, độ cứng có thể vượt trội hơn cả răng thật nhiều lần. Đây chính là tính hai mặt của phương pháp dán sứ Veneer mà bạn nên biết.

Các trường hợp nên dán răng sứ

Tuy là một phương pháp thẩm mỹ hiệu quả và tối ưu nhưng mặt dán sứ chỉ thực hiện phục hình răng trong những hợp nhất định như:

  • Khách hàng có răng bị mòn hoặc chân răng ngắn;
  • Răng mọc thưa , lệch lạc nhẹ hoặc ở giữa các răng có khe hở nhỏ;
  • Răng mẻ, vỡ nhưng kích thước không quá 1/3 thân răng;
  • Kích thước các răng không đều nhau.
  • Răng ố vàng, răng nhiễm màu kháng sinh, … mà phương pháp tẩy trắng không có hiệu quả.

Khách hàng có răng bị mòn hoặc chân răng ngắn nên dán sứ

Các trường hợp không nên dán răng sứ 

Đối với những trường hợp khớp cắn lệch quá nặng như khớp đối đầu, cắn chéo thì dán sứ sẽ không đem lại hiệu quả cao nên bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng. Ngoài ra, những trường hợp sau cũng không phù hợp để dán sứ:

  • Răng mọc lệch hoặc sai khớp cắn nhiều;
  • Răng bị nha chu nặng, răng sâu hoặc răng đã chữa tủy;
  • Khoảng cách giữa các răng thưa quá lớn.

Răng mọc lệch hoặc sai khớp cắn nhiều không nên dán sứ

Tham khảo thêm: Nhược điểm của dán sứ 


Tin liên quan cùng chuyên mục Dịch vụ