Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hừng á

Ngày đăng: 6/19/2024 8:48:22 AM - Dịch vụ - Toàn Quốc - 30
Chi tiết [Mã tin: 5377898] - Cập nhật: 50 phút trước

Vận tải đường biển là một trong những loại hình vận tải then chốt, đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong hoạt động giao thương quốc tế hiện nay. Với nhiều lợi thế so với vận tải đường bộ và đường hàng không, đa số các đơn vị doanh nghiệp đều lựa chọn đường biển nhằm tối ưu hoá chi phí và thời gian vận chuyển.VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN


Mục lục

1. Vận tải hàng hóa bằng đường biển là gì?

2. Ưu điểm của hình thức vận tải đường biển

3. Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

4. Những trường hợp nào thì ta nên hoặc phải vận chuyển đường biển?

5. Rủi ro khi vận chuyển bằng đường biển

6. Chứng từ vận chuyển đường biển

7. Lý do thời gian di chuyển của đường biển lại chậm

8. Làm sao để khắc phục tốc độ của vận chuyển đường biển?

9. Công ty vận chuyển đường biển quốc tế Hừng Á Logistics

10. Giá cước vận chuyển đường biển

11. Vận chuyển đường biển kết hợp với vận chuyển đường bộ

12. Vận chuyển đường biển kết hợp với đường hàng không?

13. Các quy định trong vận tải hàng hóa đường biển

14. Tầm quan trọng của vận tải đường biển

15. Quy định về khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

17. Nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

. Các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

19. Tại sao khách hàng lựa chọn Hừng Á Logistics

20. Thông tin liên hệ

1. Vận tải hàng hóa bằng đường biển là gì?

Vận tải hàng hóa bằng đường biển

 là hoạt động vận tải có liên quan đến việc sử dụng kết cấu hạ tầng và phương tiện vận tải biển, đó là việc sử dụng những khu đất, khu nước gắn liền với các tuyến đường biển nối liền các quốc gia, các vùng lãnh thổ, hoặc các khu vực trong phạm vi một quốc gia, và việc sử dụng tầu biển, các thiết bị xếp dỡ… để phục vụ việc dịch chuyển hành khách và hàng hoá trên những tuyến đường biển.

Vận tải hàng hóa bằng đường biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác (sau vận tải đường sông) Ngay từ thế kỷ 5 trước công nguyên, những quốc gia cổ đại như Ai Cập, Trung Quốc, Nhật Bản…đã biết lợi dụng biển làm các tuyển đường gao thông để giao lưu các vùng, các miền, các quốc gia với nhau trên thế giới. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, 

vận tải đường biển

 trở thành ngành vận tải biển hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế, chiếm mộ nhân tố quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu.


2. Ưu điểm của hình thức vận tải đường biển

+ Vận tải bằng đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hóa.

+ Các tuyến đường vận tải đường biển đa số là tự nhiên.

+ Năng lực chuyên chở của vận tải biển rất lớn.

+ Vận chuyển đường biển không bị hạn chế như các công cụ của các phương thức vận tải khác.

+ Chi phí xây dựng, cải tạo, bảo dưỡng thấp do giao thông tự nhiên

+ Khả năng chuyên chở hàng hóa của các phương tiện lớn, chở được nhiều loại hàng hóa khác nhau với số lượng tương đối lớn.

+ Khả năng sử dụng để vận chuyển các container chuyên dụng khá cao

+ Cước phí vận chuyển thấp hơn so với các loại phương tiện vận tải khác, phù hợp với vận chuyển hàng với số lượng lớn.

3. Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Bước 1: 

Các đơn vị vận chuyển bên nước ngoài lấy hàng từ xưởng của người xuất khẩu mang ra đến cảng gửi hàng. Trong quá trình này sẽ tiến hành vận chuyển hàng hóa, bằng xe tải, bằng đầu kéo container hoặc bằng xe lửa sao cho tiết kiệm về chi phí và thời gian nhất.

Bước 2: 

Các đơn vị vận chuyển tiến hành khai hải quan, thông quan hàng hóa, kiểm tra thực tế hàng hóa nếu có yêu cầu từ phía hải quan, lập bộ chứng từ chứng nhận xuất xứ. Tại bước này các đơn vị vận chuyển sẽ tiến thành khai báo hải quan điện tử, thực hiện các dịch vụ thông quan. Chuẩn bị chứng từ chứng nhận xuất xứ, xin giấy phép lưu hành tự do của nước xuất khẩu.

Bước 3: 

Các đơn vị vận chuyển tiến hành đặt lịch tàu đối với hàng 

vận chuyển đường biển

, đặt lịch, chỗ máy báy với hàng đi hàng không. Lịch tàu sẽ được các đơn vị vận chuyển thông báo và xác nhận với quý khách hàng sao cho gần với ngày sẵn sàng nhất, thời gian vận chuyển phù hợp để khách hàng cân đối về chi phí và thời gian

Bước 4

Xuất vận đơn (B/L) để làm giấy chứng nhận sở hữu hàng. Làm điện giao hàng (telex release). Các đơn vị vận chuyển sẽ xuất cho khách hàng một vận đơn thông thường gổm 3 bản gốc và 3 bản coppy để làm chứng từ sở hữu hàng hóa.

Bước 5:

 Khi hàng đến cảng nhập khẩu (Port of delivery), các đơn vị vận chuyển tiến hành làm thủ tục hải quan, thông quan, kiểm hóa hàng hóa nếu có giúp khách hàng. Tại đây đơn vị vận chuyển sẽ tiến hành nhận chứng từ từ phía người nhập khẩu, nên tờ khai và kế hoạch làm hàng hải quan

Bước 6:

 Các đơn vị vận chuyển vận chuyển nội địa, giao hàng từ càng biển tới tận xưởng, kho cho người nhận tại Việt Nam. Sau khi làm xong thủ tục hải quan. Các đơn vị vận chuyển sẽ tiến hành đưa hàng từ cảng biển về đến công ty quý khách bằng xe tải hoặc đầu kéo container.

Bước 7:

 Giáo hàng và nhận hàng:

Nhân viên giao nhận của công ty giao nhận vận tiếp vận sẽ đến cảng hoặc đại lý hãng tàu để đóng phí chứng từ, phí hàng lẻ để nhận lệnh giao hàng (D/O). Sau đó nhận viên giao nhận tiếp vận sẽ mang D/O, commercial Invoice và Packing list đến văn phòng cảng ký nhận D/O để tìm vị trí để hàng, tại đây ta phải lưu lại một bản D/O.


4. Những trường hợp nào thì ta nên hoặc phải vận chuyển đường biển?

+ Khi muốn vận chuyển hàng hóa có khối lượng khổng lồ.

+ Khi bạn cần 

vận chuyển hàng hóa quốc tế với số lượng lớn mà tiết kiệm chi phí.

+ Khi điểm gửi và nhận hàng tiếp giáp biển có cảng để tàu hàng neo đậu.

5. Rủi ro khi vận chuyển bằng đường biển

Mặc dù vận chuyển đường biển là phương thức vận tải hàng hóa rất được đánh giá cao về mức độ an toàn, thế nhưng cũng không thể phủ nhận rằng nó vẫn tiềm ẩn những rủi ro mà con người nên biết tới, từ đó đưa ra những giải pháp phòng tránh nhằm giảm thiểu tối đa nhất các thiệt hại về phía mình.

- Rủi ro đến từ thiên tai (tự nhiên): những thay đổi bất thường của thời tiết trên biển như bão, mưa giông, biển động hay sóng thần đều có thể gây ảnh hưởng đến tàu hàng đang di chuyển trên biển.

- Rủi ro đến từ tai nạn trong quá trình di chuyển: việc tác tàu hàng va chạm với nhau, tàu mắc cạn khi di chuyển trong vùng biển nông hay chìm xuống biển là rất hiểm xảy ra, nhưng đó cũng là những rủi ro mà hàng hóa khi vận chuyển đường biển sẽ phải đối mặt.

- Rủi ro đến từ con người: thường thấy nhất vẫn là tình trạng tàu hạng bị cướp bởi các nhóm cướp biển hoặc bị tịch thu bởi Cơ quan chức năng của một quốc gia khi nghi ngờ nguồn hàng hóa đó có vấn đề.

6. Chứng từ vận chuyển đường biển

Chứng từ trong vận chuyển đường biển là hết sức cần thiết, nó thể hiện tính hợp pháp của hàng hóa, từ đó đảm bảo kiện hàng được lưu thông một cách đảm bảo, an toàn và không gặp phải những vấn đề rắc rối liên quan tới pháp lý. Trong một chuyển hàng vận chuyển đường biển sẽ thường bao gồm:

6.1. Chứng từ vận tải

- Chứng từ vận đơn cho kiện hàng khi lên tàu: mục đích xác nhận quá trình đưa hàng hóa lên tàu đã hoàn thành.

- Lệnh xếp hàng hóa lên tàu: hướng dẫn quá trình sắp xếp và di chuyển hàng hóa trên tàu vận tải.

- Biên bản kê khai hàng hóa: chi tiết về loại hàng, số lượng và điểm đến của lô hàng.

- Biên nhận xác nhận hàng hóa đã được xếp lên tàu.

- Phiếu thông tin kiểm soát số lượng hàng hóa trong quá trình vận tải.

- Bản vẽ sơ đồ hiển thị vị trí của hàng hóa được sắp xếp trên tàu, cho phép khâu kiểm soát lô hàng được tốt nhất, tránh bị thất lạc.

6.2. Chứng từ Hải quan

Là những loại chứng từ cho phép tàu hàng được phép di chuyển khi đến khu vực hải quan.

- Giấy chứng nhận nguồn gốc hàng hóa.

- Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa hợp lệ

- Phiếu đóng gói lô hàng…

XEM THÊM: THỦ TỤC HẢI QUAN

7. Lý do thời gian di chuyển của đường biển lại chậm

7.1. Ảnh hưởng từ thiên nhiên

Thiên nhiên ở đây chủ yếu đến từ thiên tai, thời tiết xấu. Thật vậy, tính chất nổi bật của vận chuyển đường biển đó chính là phụ thuộc vào thời tiết. Hầu hết các phương tiện vận chuyển trong ngành vận tải đều chịu tác động, ảnh hưởng của thời tiết, nhưng tàu biển có lẽ là phương tiện phụ thuộc nhiều nhất. Bởi trong trường hợp thời tiết diễn biến xấu như thế nào, thì biển cả thường “khó lường” và thường xuyên hơn cả. Ví dụ một năm có thể có 10 cơn bão được hình thành trên biển đông và làm chậm quá trình vận chuyển của tàu thuyền thì sẽ có chỉ khoảng 3, 4 cơn bão đổ bộ vào đất liền và ảnh hưởng đến các phương tiện vận chuyển như vận chuyển đường bộ, vận chuyển đường hàng không.

Ngoài ra, vận chuyển đường biển thường có tải trọng lớn hơn rất nhiều, gấp 3,4 hoặc nhiều lần hơn nữa các phương tiện khác. Vận chuyển đường biển là phương tiện duy nhất có thể chở được cả các hàng hóa có khối lượng cực kì nặng cũng như một số lượng hàng hóa lớn. Với hàng hóa lớn như vậy, chắc chắn sẽ không thể di chuyển nhanh được, để đảm bảo an toàn cho người và hàng hóa, tàu thuyền bắt buộc phải di chuyển ở một tốc độ chuẩn mực.

7.2. Phức tạp về các thủ tục hải quan

Các thủ tục hải quan luôn rườm rà và phức tạp. Vận chuyển đường biển nhanh hay chậm cũng là tùy thuộc vào mức độ duyệt giấy tờ nhanh hay chậm của các cơ quan hải quan. Đôi khi vì giấy tờ thiết sót hoặc không hợp lệ, mà hàng hóa có thể bị giữ lại từ vài ngày.

8. Làm sao để khắc phục tốc độ của vận chuyển đường biển?

Trên đây là những nguyên nhân cơ bản nhất làm cho việc vận chuyển đường biển luôn diễn ra chậm hơn, có khi từ một đến vài tháng đối với hàng hóa quốc tế. Vậy làm thế nào để khắc phục hoặc cải thiện tình trạng này?

Hiện nay, các chuyên gia trong ngành cũng đã không ngừng nổ lực để có thể cải tiến về chất lượng tàu, nhằm tăng vận tốc vận chuyển mà không ảnh hưởng đến trọng tải. Ngoài ra, một trong những cách có thể đẩy nhanh tiến độ vận chuyển đó là chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, chứng từ hợp lệ để thủ tục tại cơ quan hải quan được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng

9. Công ty vận chuyển đường biển quốc tế Hừng Á Logistics

Với hệ thống đại lý mạnh trên những khu vực cảng lớn của thế giới, những hợp đồng ký kết với các hãng tàu uy tín như Wan Hai Line, Cosco, T.S Line, Heung-A Shipping. Hừng Á Logistics cung cấp các dịch vụ vận tải đường biển với mức giá cạnh tranh, đúng lịch trình, đáp ứng đầy đủ nhu cầu vận chuyển hàng hóa đến các cảng trong nội địa bằng xe tải.

Các dịch vụ chủ yếu:

  •  Cung cấp cho khách hàng dịch vụ gởi hàng xuất khẩu và nhập khẩu bằng đường biển từ Việt Nam đi mọi nơi trên thế giới và ngược lại.
  •  Chất lượng dịch vụ được bảo đảm bởi các tuyến đi thẳng thông qua mạng lưới đại lý uy tín.
  •  Giá cạnh tranh và thời gian chuyển tải nhanh nhất, luôn gắn với trách nhiệm người vận tải.
  •  Dịch vụ hàng FCL, LCL với giá cạnh tranh và có hỗ trợ phí lưu kho bãi.
  •  Dịch vụ giao nhận hàng tận nơi (door to door services).

10. Giá cước vận chuyển đường biển

Để vận chuyển một kiện hàng thông qua đường biển, các chủ hàng sẽ cần phải thanh toán cước dịch vụ cho công ty vận tải, theo một khung giá cước phù hợp với lô hàng được gửi. Thông thường thì hiện nay, giá cước vận chuyển đường biển được quy định phụ thuộc vào các yếu tố như:

- Khoảng cách từ nơi gửi đến nơi nhận

- Chủng loại, khối lượng của hàng hóa

- Hàng được vận chuyển khu vực nội địa hay ra ngoài quốc tế

- Điều kiện bảo quản đặc biệt cho hàng hóa (nếu có).

Giá cước vận chuyển đường biển các loại hàng hóa sẽ bao gồm các loại phí:

- Phí dịch vụ tình cho đơn vị vận tải

- Phí bảo hiểm hàng hóa theo giá trị lô hàng

- Phí bốc dỡ hàng hóa lên xuống tàu

- Phí lưu hàng hóa ở cảng khi chưa kịp thời vận chuyển

- Và một số loại phụ phí khác theo quy định.

11. Vận chuyển đường biển kết hợp với vận chuyển đường bộ

Là hình thức kết hợp giữa vận chuyển đường biển và đường bộ. Nghĩa là bạn sẽ vận chuyển đường biển trước, sau đó dùng đường bộ để vận chuyển hàng đến nơi cần giao. Hoặc ngược lại, bạn có thể lựa chọn hình thức vận chuyển đường bộ trước, sau đó vận chuyển đường biển.

Hai hình thức này có thể bù trừ lẫn nhau, tạo nên sự cân bằng:

- Vận chuyển đường biển: chi phí thấp, phụ thuộc vào tự nhiên, thời gian chậm

- Vận chuyển đường bộ: chi phí cao, ít phụ thuộc vào tự nhiên, thời gian nhanh.

Nhờ đó, chỉ cần biết khéo léo kết hợp, chúng ta có thể tạo nên một sự cân bằng trong vận chuyển, với chi phí trung bình, đảm bảo thời gian vận chuyển đúng hạn.

Xem thêm: Vận tải nội địa

12. Vận chuyển đường biển kết hợp với đường hàng không?

Kết hợp đường biển với đường hàng không cũng là lợi dụng thế mạnh của mỗi phương thức để tạo nên sự mới mẻ, đồng giờ giúp tiết kiệm chi phí.

Tin liên quan: Vận tải đường hàng không


13. Các quy định trong vận tải hàng hóa đường biển

Để đảm bảo an toàn và trật tự trong quá trình 

vận chuyển hàng hóa đường biển

, nhà nước đã ban hành một số quy định yêu cầu đơn vị cung cấp dịch vụ tuân theo.

13.1. Về phương tiện vận tải

Ngoại trừ phương tiện Quân đội và Công an nhân dân vũ trang thì các phương tiện còn lại cần được kiểm tra độ an toàn, thống nhất kỹ thuật, đăng kí và cấp giấy phép di chuyển dưới sự quản lý của các cơ quan Giao thông vận tải.

Phương tiện tham gia vận chuyển hàng hóa đường biển được cấp giấy phép khi đáp ứng đủ những điều kiện về độ an toàn và vệ sinh. Do đó, các đơn vị nào có nhu cầu sữa chữa, thay mới tính chất tàu chuyên chở hàng hóa cần trình báo cơ quan Giao thông vận tải chức năng, thẩm quyền xét duyệt đồ án mới tiến hành khởi công.

Các phương tiện thường xuyên kiểm tra định kì theo quy định Bộ Giao thông vận tải. Bên cạnh đó, phương tiện còn nhận được yêu cầu khám xét bất thường từ phía cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý và sử dụng hoặc thuyền trưởng. Thông qua những buổi kiểm tra, tàu thuyền nào không đạt chuẩn sẽ bị tước, rút giấy phép đến khi đáp ứng độ an toàn và vệ sinh cần thiết.

13.2. Quy định đối với đơn vị vận tải

Đơn vị vận chuyển bao gồm thuyền trưởng, thợ máy, thợ điện trên các phượng tiện tham gia di chuyển tuyến giao thông đường biển phải có bằng do cơ quan Giao thông vận tải cấp. Đồng thời, các nguồn nhân lực chủ chốt cần trải qua các buổi tập huấn, tổ chức đào tạo, sát hạch để cấp bằng.

Riêng các vô tuyến điện viên sẽ được Tổng cục Bưu điện và truyền thanh trực tiếp huấn luyện và cấp bằng.

13.3. Quy định đối với chủ hàng

Chủ hàng khi thuê đơn vị 

vận chuyển hàng hóa cần tuân thủ các nghĩa vụ, quy định sau đây:

- Cung cấp đầy đủ, chính xác những thông tin cần thiết như tên, địa chỉ, số điện thoại, email của người gửi và người nhận hàng.

- Chủ hàng đưa hết thông tin chi tiết về hàng hóa như loại hàng, khối lượng, yêu cầu đặc biệt (hàng dễ vỡ hoặc bảo quản an toàn cao).

- Chuẩn bị tất cả giấy tờ, chứng từ để làm thủ tục khai báo hải quan.

13.4. An toàn hàng hải

Khi vận chuyển hàng hóa đường biển, đơn vị vận tải và chủ hàng luôn mong muốn hàng ở trạng thái an toàn, nguyên vẹn và đảm bảo chất lượng trước khi đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi xảy ra sự cố, thuyền trưởng trên phương tiện cố gắng báo tin cho các nhà chức trách địa phương và sau đó làm báo cáo cụ thể về tình hình tai nạn.

Nếu tàu hàng va vào nhau, hai thuyền trưởng phải thông báo ngay và làm báo cáo với những nhà chức trách, thẩm quyền nêu trên.

14. Tầm quan trọng của vận tải đường biển

Vận tải biển là giải pháp hữu hiệu nhất cho vận chuyển hàng hóa xuyên quốc gia. Đường biển - con đường di chuyển phù hợp với các loại hàng, sản phẩm trên thị trường hiện nay (trừ một số hàng hóa đặc biệt). Do đó, vận tải đường biển có tầm trọng trong công đoạn trao đổi, buôn bán hàng hóa nội địa và quốc tế.

Vận chuyển hàng hóa đường biển là một trong những ngành chủ lực của Việt Nam, xuất hiện từ sớm, cùng trải qua bao thăng trầm lịch sử, góp phần hình thành vai trò chủ chốt trong sự tăng trưởng kinh tế nước ta. Hiện nay, nhiều đơn vị trang bị lượng lớn tàu hàng siêu tải trọng, công suất lớn và động cơ mạnh, chở được các mặt hàng khối lượng lớn, đa dạng chủng loại hàng.

- Về kinh tế: Vận tải biển cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất, thậm chí vận chuyển hàng hóa đi buốn bán với khu vực khác. Vận chuyển đường biển là nền tảng giúp phát triển, thúc đẩy sản xuất của các ngành, mở ra thị trường lớn cho lĩnh vực kinh doanh trong nước. Đồng thời, nó tạo điều kiện hình thành và phát triển những ngành mới, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho ngân khố mỗi quốc gia, nhờ thu chi phí khi tàu hàng đi vào lãnh hải của nước đó.

Về xã hội: Mở ra cơ hội việc làm, đáp ứng nhu cầu tìm việc của nhiều người trong thời gian vừa qua. Từ đó, ngành vận tải biển đã giải quyết được các vấn đề nhức nhối của xã hội như thất nghiệp, đói nghèo, nhằm tạo ra xu hướng hoàn toàn mới cho người dân trong học tập và làm việc.

Về đối ngoại - đối nội: Tạo dựng con đường giao thương thuận lợi với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường và mối quan hệ nhằm tăng cường sự hợp tác hữu nghị giữa các quốc gia. Riêng đối nội, vận tải nội địa góp phần quan trọng trong phương thức vận tải hàng hóa nước ta.

Về chính trị: Là cầu nối chính trị giữa các nước trên thế giới, là phương tiện đánh giá, thăm dò hiệu quả động thái của các quốc gia.

 Tầm quan trọng của vận tải đường biển

15. Quy định về khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

Để vận chuyển khối lượng hàng hóa bằng đường biển thì chúng ta đều biết đó chính là vận chuyển hàng từ địa chỉ người gửi đến cảng biển. Phương tiện hỗ trợ cho việc này chính là phương tiện xe container, là người kinh doanh giao hàng bạn nên biết về quy định về khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển cho mỗi lần vận chuyển:

Theo quy định công ước SOLAS, người gửi hàng có thể kiểm tra xác nhận khối lượng toàn bộ của container đã được đóng hàng theo 2 cách:

  •  Cân toàn bộ container và hàng hóa chứa bên trong tại trạm cân được công nhận
  •  Cân riêng khối lượng của hàng hóa và khối lượng của container tại trạm cân được công nhận

Đối với người gửi hàng cần chú ý thông tin về khối lượng toàn bộ của container cho thuyền trưởng hoặc đại diện của thuyền trưởng và đại diện bến cảng.

Cách tính số lượng kiện trên container

Số lượng (cont 20) = 28/thể tích kiện (m3)

Số lượng (cont 40) = 60/thể tích kiện (m3)

Số lượng (cont 40 cao) = 60/thể tích kiện (m3)

Thể tích kiện (m) = Dài x Rộng x Cao

Ví dụ: kiện hàng của quý khách có kích thước là d:0.30, r:0.31, cao: 0,54

Thể tích kiện: 0.30 x 0.31 x 0.54 = 0.050

Số lượng kiện trong cont 20 = 28/0.215 = 560 kiện

Vậy mỗi kiện chưa được 100 sản phẩm, thì cont 20 này đóng đầy sẽ được:

130×100 = 56000 sản phẩm

16. Thời gian vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

  •  Xu hướng sử dụng đường biển trong vận chuyển nội địa: Hiện nay, xu hướng vận chuyển hàng đường biển đang ngày càng tăng mạnh, hệ thống các cảng biển cũng được nâng cấp tốt hơn, các đơn vị vận tải như Hừng Á cũng tăng cường đẩy mạnh đưa vào sử dụng những loại tàu chở hàng có trọng tải lớn - là giải pháp tuyệt vời cho cá nhân và Doanh nghiệp có thể gửi hàng đi xa
  •  Khoảng cách địa lý giữa 2 khu vực: Tuy vận tải đường biển có đường giao thông rộng rãi, thuận lợi nhưng phải chịu các tác động từ thời tiết hơn như mưa, bão, sóng hay tốc độ tàu chậm khiến thời gian di chuyển tàu bị gián đoạn. Và nhất là nếu khoảng cách địa lý giữa 2 khu vực càng xa thì thời gian vận chuyển sẽ càng lâu hơn
  •  Điều kiện tự nhiên: Đây là yếu tố có ảnh hưởng đến vận chuyển đường biển nói chung và

 

vận chuyển đường biển nội địa

  •  nói riêng. Nếu thời tiết tốt thì quá trình vận chuyển sẽ diễn ra suôn sẻ, hàng hóa sẽ tới đúng hẹn, và ngược lại, khi gặp những trận sóng thần, mưa bão, lốc xoáy kéo dài buộc phải trì hoãn lịch trình để đảm bảo an toàn cho hàng hóa lẫn con người. Theo đó, việc thay đổi hoặc hoãn lịch trình đã trực tiếp ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển hàng trên biển.

17. Nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Vận chuyển hàng hóa đường biển

 là hình thức sử dụng cơ sở hạ tầng cùng phương tiện tàu để vận chuyển hàng giữa các vùng miền, quốc gia khác nhau. Vào thế kỉ thứ V TCN, con đường vận tải biển được hình thành, lái buôn của các nước cổ đại như Trung Quốc, Ai Cập, Nhật Bản tiến hành trao đổi hàng hóa bằng đường biển. Mặc dù phương thức này mang lại lợi ích khổng lồ nhưng đến mãi đầu thế kỷ XX mới tận dụng và khai thác mạnh mẽ, triệt để.

Theo thông tin của cục Hải quan, thời gian gần đây, số lượng tàu hàng cập cảng Việt Nam có dấu hiệu tăng lên đáng kể, đạt con số đáng ngưỡng mộ, chuyển hướng tích cực so với giai đoạn trước đây. Thông qua những công bố đó, vận chuyển hàng hóa đường biển ngày càng phổ biến và được ứng dụng rộng rãi.

Đối với phát triển kinh tế, vận tải biển đóng vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy quá trình phân phối hàng hóa tăng mạnh. Công cụ hỗ trợ đưa nguyên liệu từ nơi trồng trọt, khai thác đến nhà máy, khi thành phẩm chuyển giao đển doanh nghiệp và cuối cùng đến tay người tiêu dùng. Đồng thời, nó giúp điều phối, cân bằng lượng hàng hóa trên thị trường hiệu quả, di chuyển hàng từ nơi nhiều đến nơi ít.

. Các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

Hàng hóa được chuyên chở trong vận tải biển được quy định thành một vài loại, mỗi loại hàng yêu cầu sử dụng loại tàu chuyên dụng riêng.

Có 2 nhóm chính là hàng bách hóa và hàng rời.

- Hàng bách hóa là loại hàng được đơn vị hóa (được chở theo dạng từng đơn vị xếp dỡ); trong khi đó…

- Hàng rời chở trần (được chở ở dạng nhiều chồng đống).

.1. Hàng bách hóa

Hàng bách hóa có thể được chia nhỏ tiếp thành 3 loại:

BREAK BULK


Break bulk nói về nhóm hàng được chở dạng thùng, hòm, pallet hoặc các dạng hộp (hay nói cách khác, nhóm hàng được đóng trong thùng, hòm hoặc đóng vào từng pallet).

Các bạn có thể thấy ở hình ảnh dưới, nhóm hàng break bulk nhấn mạnh vào công cụ dùng để tiêu chuẩn hóa hàng, ví dụ Drump là dạng thùng phi như ảnh kia, các bạn cứ nhìn cái drump ấy là các bạn xếp nó vào nhóm hàng breakbulk, không quan trọng bên trong nó đựng gì. Tương tự như vậy với pallet, đóng bất cứ hàng gì, vật dụng gì vào một pallet trên thì mặc nhiên coi là hàng break bulk. Cuối cùng các dạng thùng bao cũng thế, bạn có thể đóng bất cứ thứ gì hợp quy cách vào các thùng hoặc bao trên, và chúng sẽ trở thành hàng break bulk.

Các bạn có thể thấy mỗi công cụ chứa hàng giúp tiêu chuẩn hóa từng đơn vị hàng, 1 drump, 1 pallet, 1 thùng, 1 bao hàng không quan trọng bên trong chúng là gì. Khi giao nhận loại hàng này, ta sẽ đếm đủ từng kiện hàng các bạn nhé. Các loại tàu chở hàng này thường có thiết bị làm hàng riêng (trên boong).

NEO BULK


Neo bulk nói về nhóm hàng mà từng mặt hàng trước khi được đóng, ghép được hiểu và coi bản thân nó như một đơn vị hàng ví dụ gỗ xẻ, giấy cuộn, sắt thanh và các phương tiện.

So với nhóm Break Bulk trên, thì Break Bulk nhấn mạnh công cụ chứa hàng là thứ dùng để tiêu chuẩn hóa, đơn vị hóa, biến loại hàng riêng lẻ thành 1 đơn vị, phục vụ cho giao nhận bằng cách đếm từng đơn vị hàng được tiêu chuẩn. Còn sang nhóm Neo Bulk, việc giao nhận nhóm hàng này cũng là đếm, nhưng với nhóm hàng hàng này thì ta đếm trực tiếp từng đơn vị hàng mà không cần đếm công cụ để đóng gói nó, vì với đặc tính kích thước kiểu loại, chúng được coi bản thân như 1 đơn vị hàng rồi, không cần đóng trong, hay đóng trên một dạng công cụ nào như bao, pallet, thùng gỗ....

Chú ý một chút các bạn nhé, sắt thanh nhiều khi đóng được thành bó, và khi giao nhận ta đếm từng bó sắt, nhưng các bạn chú ý chúng vẫn thuộc nhóm Neo Bulk nhé, vì khác biệt cơ bản như đã nói trên sắt thanh bó không có công cụ dụng cụ nào chứa đựng để tiêu chuẩn hóa chúng thành một đơn vị hàng.

HÀNG ĐÓNG CONTAINER


Chính sự phát triển của vận tải container đã thôi thúc việc sáng tạo ra một loại hàng bách hóa mới (gọi là hàng đóng container) để việc vận chuyển hàng hóa đó được thực hiện khi chúng được đưa vào trong các container có đơn vị tiêu chuẩn (ví dụ: 20’, 40’).

.2. Hàng rời

Hàng rời (tiếng Anh: Bulk Cargo) dùng để chỉ những loại hàng không đóng bao, được chuyên chở dưới dạng rời, còn gọi là chở xá (Carriage in bulk) như: than đá, quặng, ngũ cốc, dầu mỏ, phân bón, ximăng…

Hàng rời có thể được chia thành 2 loại:

HÀNG RỜI LỎNG


Hàng rời lỏng với các mặt hàng như xăng dầu, hóa chất, nước, dầu thô,… được vận chuyển bằng tanker, tàu thủy, tàu hỏa, đảm bảo an toàn.Loại hàng rời lỏng chiếm số lượng lớn được chuyên chở hàng năm là LNG (Khí thiên nhiên hóa lỏng).

HÀNG RỜI KHÔ


Hàng rời khô nói về nhiều loại vật liệu (thường là nguyên liệu thô đầu vào để sản xuất) chẳng hạn như than, quặng sắt, ngũ cốc, quặng bauxite và cát. Ngoài ra nhóm này còn được gọi là hàng rời rắn với sự kết hợp từ các phần tử nhỏ, hạt nhỏ hay còn gọi là hàng khô. Loại hàng rời này sẽ được chở với khối lượng, số lượng lớn trên tàu như: lương thực, bột mì, hạt rời, cà phê, nông sản, đá, vật liệu…

Hừng Á cung cấp các 

dịch vụ 

vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Vận tải quốc tế, 

Dịch vụ vận chuyển quốc tế door to door

, Dịch vụ vận tải quốc tế fcl/lcl

,....Liên hệ ngay với chung tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn hỗ trợ.

19. Tại sao khách hàng lựa chọn Hừng Á Logistics

19.1. Nhanh chóng, chính xác, giá cả cạnh tranh

Hừng Á Logistics luôn đồng hành cùng khách hàng để phát triển các dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, kiểm soát chi phí hợp lý và hiệu quả. Chúng tôi luôn cam kết thời gian giao hàng nhanh chóng và chính xác theo từng yêu cầu của khách hàng đối tác.

19.2. Đội ngũ nhân viên

Đội ngũ nhân viên cực kỳ chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức chyên môn cao là yếu tố tạo nên nên chất lượng dịch vụ khác biệt. Hừng á Logistics coi trọng việc hợp tác tận tâm, nhiệt tình, chân thành, tôn trọng tất cả các vấn đề nhỏ nhất của khách hàng để Hừng á Logistics trở thành đơn vị cung cấp dịch vụ Logistics chuyên nghiệp và uy tín đối với khách hàng, đối tác.

19.3. Tác phong chuyên nghiệp

Hừng Á Logistics tuân thủ về thời gian, hàng hoá luôn được vận chuyển đúng lịch trình. Chúng tôi chu đáo trong công tác chuẩn bị, trao đổi và cập nhật thông tin thường xuyên với đối tác, nghiên cứu từng vấn đề của khách hàng đối tác nhằm mang đến dịch vụ phù hợp nhất với từng yêu cầu cụ thể.

19.4. Mạng lưới toàn cầu

Với mạng lưới đại lý trên toàn thế giới và hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao nhận

 

vận chuyển hàng hoá quốc tế

. Hừng Á Logistics là công ty cung ứng dịch vụ logistics toàn cầu, phục vụ khách hàng xuất nhập hàng hoá đi khắp nơi trên thế giới.

20. Thông tin liên hệ

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng hoặc truy cập website chính thức của Hừng Á. Sự hài lòng của quý khách là thành công của chúng tôi!

20.1. HỆ THỐNG ĐẠI LÝ VIỆT NAM

1. VP. TP. HỒ CHÍ MINH – TRỤ SỞ CHÍNH:


HUNG A LOGISTICS CO., LTD

11 (Lầu 1), Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Quận.1, TP.HCM, Việt Nam

Điện thoại: + 84 968.397.465

Fax: 

+ 84 28 3821.1975


Email: 

info@hungalogistics.com


Web: 

www.hungalogitics.com


2. VP. HÀ NỘI:


74 Nguyễn Du, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: + 84 4 3826.3100

Fax: + 84 4 3822.9699

Email: hn.info@hungalogistics.com

3. VP. ĐÀ NẴNG:


113 Hoàng Văn Thụ, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng, Việt Nam

Điện thoại: + 84 511 382.3538

Fax: + 84 511 389.7406

Email: dn.info@hungalogistics.com

4. VP. HẢI PHÒNG:


35 Minh Khai, Quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng, Việt Nam

Điện thoại: + 84 31 374.5529/382.2573

Fax : + 84 31 382.2575

Email: hp.info@hungalogistics.com

20.2. HỆ THỐNG ĐẠI LÝ QUỐC TẾ

Châu Á và Châu Úc:


Thái Lan, Sing-ga-pu-ra, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, In-do-ne-sia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ma-lay-sia, Philippine, Ấn Độ, Nga, Úc…

Châu Âu:


Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Anh…

Châu Mỹ:


Canada, Hoa Kỳ.

Tin liên quan cùng chuyên mục Dịch vụ