Dl&a- thành lập địa điểm kinh doanh

Ngày đăng: 9/25/2020 1:47:19 PM - Dịch vụ - Hà Nội - 32
Chi tiết [Mã tin: 3078038] - Cập nhật: 12 phút trước

Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Nếu như trước ngày 01/07/2015 (trước khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực) địa điểm kinh doanh được cấp trong 01 nội dung của đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp thì nay địa điểm kinh doanh được cấp bởi một Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh riêng song song với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Nghị định 108/20/NĐ-CP quy định: “Địa điểm kinh doanh của DN có thể ở ngoài địa chỉ trụ sở chính. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập; DN gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng ĐKKD nơi đặt địa điểm kinh doanh”. Như vậy, hiện nay không bắt buộc lập địa điểm kinh doanh trong cùng tỉnh/thành phố với trụ sở chính; tạo điều kiện doanh nghiệp có thể tự do lập địa điểm kinh doanh theo nhu cầu doanh nghiệp. Do đó, DN có thể thành lập địa điểm kinh doanh ở địa bàn khác nhau so với trụ sở chính:

– Thành lập cùng phường với trụ sở công ty;

– Thành lập cùng quận với trụ sở công ty;

– Thành lập cùng tỉnh với trụ sở công ty;

– Thành lập cùng khác tỉnh với trụ sở công ty.

Ưu điểm của địa điểm kinh doanh so với văn phòng đại diện:

– Địa điểm kinh doanh thực hiện chức năng kinh doanh.

– Khi không có nhu cầu kinh doanh tại địa điểm thì làm thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh; thủ tục gọn nhẹ, nhanh chóng thường chỉ từ 05-07 ngày làm việc; thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh đặt trụ sở; không phải làm thủ tục chốt thuế, trả con dấu chấm dứt hoạt động như chi nhánh, Văn phòng đại diện.

Tuy nhiên, địa điểm kinh doanh không được quyền đăng ký con dấu riêng và phải kê khai thuế phụ thuộc công ty mẹ.

Địa điểm kinh doanh phù hợp đối với các doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhiều địa chỉ khác nhau, vẫn thực hiện việc kê khai thuế phụ thuộc công ty mẹ. Địa điểm kinh doanh chỉ phải đóng thuế môn bài cho hoạt động kinh doanh của mình (mức thuế môn bài áp dụng cho 01 địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp là 1.000.000 đồng (một triệu đồng) cho 01 năm tài chính hoạt động.

Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 156. Khai thuế môn bài quy định: “1. Người nộp thuế môn bài nộp Tờ khai thuế môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.”

Như vậy, địa điểm kinh doanh nộp thuế môn bài tại Chi cục thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc – là nơi địa điểm kinh doanh hoạt động.

Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh:

– Thông báo lập địa điểm kinh doanh

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh; DN gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng ĐKKD nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:

+ Mã số doanh nghiệp;

+ Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);

+ Tên địa điểm kinh doanh;

+ Địa chỉ của địa điểm kinh doanh: không được là nhà tập thể, nhà chung cư. Nếu là nhà riêng mà có số phòng thì cũng cần cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng). Ngoài ra, trường hợp công ty thuê địa điểm đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh tốt nhất cần yêu cầu bên cho thuê cung cấp các văn bản chứng minh địa điểm không thuộc nhà chung cư, nhà tập thể.

+ Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh: Chỉ được kinh doanh theo phạm vi hoạt động của công ty mẹ;

+ Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

– Văn bản ủy quyền cho người đi thực hiện hồ sơ;

– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và thụ lý giải quyết

Doanh nghiệp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm KD

– Thời hạn hoàn thành thủ tục cấp Giấy chứng nhận thành lập địa điểm KD

03 – 05 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ

* Căn cứ pháp lý:

 Luật Doanh nghiệp 2014;

– Nghị đinh số 78/2015/NĐ-CP của Chính Phủ về đăng ký doanh nghiệp;

Chúng tôi sẵn sàng thực hiện tư vấn, cung cấp dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp. Nếu trong quá trình nghiên cứu có khó khăn hoặc thắc mắc xin liên hệ DL&A.

Cảm ơn sự quan tâm của các bạn!


Tin liên quan cùng chuyên mục Dịch vụ