Lịch sử của cà phê thế giới và việt nam được ra đời như thế nào?

Ngày đăng: 4/9/2023 8:13:20 PM - Đồ uống - Toàn Quốc - 324
Chi tiết [Mã tin: 4569319] - Cập nhật: 29 phút trước

Cà phê Việt Nam được người Pháp mang sang từ những năm 50. Vào những năm 50, người Pháp đã mang cà phê vào Việt Nam cho đến đầu 1900, giống cây cà phê Chè (hay Arabica) đã được trồng ở các tỉnh phía Bắc như Lạng Sơn, Tuyên Quang, Ninh Bình cũng như một vài tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị.

Sau đó, xuất hiện thêm nhiều vườn trồng giống cà phê Mít (Coffea Exelsa). Và trong khoảng thời gian lâu sau đó, những người Pháp mới bắt đầu trồng các vườn cà phê ở khu vực Tây Nguyên ngày nay.

Thuở ban đầu, giống cây cà phê được trồng ở các vùng đất Tây Nguyên là cà phê Chè (hay cà phê Arabica). Tuy nhiên, sau một thời gian phát triển, các giống cây Chè này bị thoái hóa từ từ do bị rỉ sắt nặng. Do đó, người ta mới bắt đầu thay thế cà phê Chè bằng cà phê Vối (hay cà phê Robusta) và cà phê Mít cho đến ngày nay.

Cho đến những năm 1990, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu cà phê đứng đầu Đông Nam Á và là nhà sản xuất, xuất khẩu cà phê xanh đứng thứ hai trên Thế giới chỉ sau Brazil. Mặc dù vậy, sản lượng cà phê chỉ tập trung phần lớn vào giống cà phê Robusta với tổng sản lượng chiếm gần 93%, trong khi đó giống Arabica được các quốc gia châu Âu ưu chuộng hơn lại chỉ chiếm chưa đến 5%.

Bạn nên biết cà phê có nguồn gốc từ đâu? - Phadin Coffee

Với sản lượng tăng đều đặn từ 20 đến 30% mỗi năm trong thời kì những năm 1990. Điều này đã làm cho nền kinh tế có sự thay đổi một cách khá rõ rệt. Theo số liệu năm 1994, tỷ lệ người sống dưới mức nghèo khổ tại Việt Nam lúc bấy giờ là 60% và cho đến hiện tại, con số này chưa đến 10%. Điều này cho thấy sự đóng góp không nhỏ mà cà phê mang đến cho nền kinh tế nước ta.

Ngày nay, nhằm nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu, các ban ngành đã thúc đẩy trong việc mở rộng các vùng trồng giống cà phê chè (hay cà phê Arabica). Các vùng trồng cà phê ngày nay không chỉ bao gồm các tỉnh miền Bắc như Sơn La, Quảng Trị mà được phát triển rất mạnh mẽ ở các tỉnh Tây Nguyên như Kontum, Đăk Lăk, Buôn Mê Thuột và Lâm Đồng. Đặc biệt, các địa danh đã được nhiều người trong nước lẫn trên thị trường cà phê Thế giới biết đến và ưa chuộng như cà phê Buôn Mê Thuột, cà phê Moka Cầu Đất – Đà Lạt…

Cà phê Việt Nam - Qua những dòng chảy lịch sử | PrimeCoffee

Với năng suất bình quân khoảng 2 đến 3 tấn cho mỗi héc ta, đây là mức cao một cách đáng kể so với các quốc gia xuất khẩu cà phê khác trên thế giới. Chính vì điều này đã tạo cho nước ta một thương hiệu khá thú vị về canh tác “Robusta cường độ cao”. Chính vì điều này đã đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất cà phê có năng suất cao nhất. Ngoài ra còn mang đến sự gia tăng lợi nhuận lớn cho người nông dân trồng cà phê khi nhiều người đạt năng suất lên đến 3,5 tấn trên mỗi héc ta.

Mặc dù với sản lượng hàng triệu tấn cà phê được mang đi xuất khẩu mỗi năm nhưng vẫn chưa giải quyết được yếu tố về chất lượng cà phê khi loại cà phê được đưa đi xuất khẩu vẫn là giống Robusta (cà phê Vối), đây là loại chất lượng thua kém so với cà phê Arabica (cà phê chè) cũng như ít được ưu chuộng hơn ở các thị trường châu Âu và Mỹ.

Ngoài ra, loại cà phê được đem đi xuất khẩu phần lớn vẫn dưới dạng nhân thô, chưa qua công đoạn chế biến, chính vì điều này mà giá trị của các lô hàng đem đi xuất khẩu vẫn chưa cao.

Mọi chi tiết và thắc mắc liên hệ với Trường Giang ngay nhé!

Công ty: Công ty TNHH Cà Phê Trường Giang

Trụ sở chính: 204 Lê Hồng Phong, Phường Thành Công, Thành phố Buôn Ma Thuột

Tel: 0914099199

Email: truongiangdaklak1976@gmail.com

Website: https://truonggiangcoffee.com.vn/coffee

Tin liên quan cùng chuyên mục Đồ uống