Nghề thu mua phế liệu và những góc khuất

Ngày đăng: 9/26/2019 11:15:50 AM - Lĩnh vực khác - Toàn Quốc - 177
Chi tiết [Mã tin: 2772803] - Cập nhật: 10 phút trước

Hình ảnh những cô, những bà đi xe đạp cũ kĩ mua đồng nát vẫn còn rất nhiều trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Đó là hình ảnh những con người tần tảo mưu sinh nơi phồn hoa đô thị, phải chịu không biết bao sự kì thị, nhưng cũng là người âm thầm làm sạch môi trường sống của chung. Chúng ta nên tôn trọng và biết ơn những người làm nghề thu mua phế liệu. Tại sao? Bài viết này sẽ là câu trả lời cho bạn.
Xem thêm: https://phelieulocphat.vn/tin-tuc/mau-hop-dong-thu-mau-phe-lieu.html

Nghề thu mua phế liệu có “giá trị” cao

Thu mua sắt, thếp, giấy,… là chất thải sinh hoạt, phế liệu công nghiệp, rác thải y tế những tưởng chỉ là những thứ hết giá trị, đồ bỏ đi nhưng thực tết đó là nguồn thu nhập chính của nhiều người và có ý nghĩa rất lớn trong đời sống hiện nay. Nhiều người không biết rằng nghề thu mua phế liệu mang lại thu nhập rất cao và còn giúp làm sạch môi trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như cung cấp một lượng nguyên liệu để tái sản xuất. Đó là một trong những điều chưa biết về nghề thu mua phế liệu.

[​IMG]

Giá trị kinh tế: Ngành nghề này không cần phải bỏ nhiều vốn, dễ tiếp cận, dễ hoạt động và lợi nhuận cao. Tuy nhiên chỉ có người cần cù, không sợ khổ, chịu cực được thì mới có thể gắn bó lâu dài. Phải dầm mưa, dãi nắng, hứng chịu bao khói bụi, gió sương. Không chỉ những người mua phế liệu như các cô, các dì mới là người có thu nhập từ nghề này, mà chính những người bán cũng có được một khoản thu nhập nho nhỏ.
Giá trị tinh thần: Sẽ không quá đáng khi ví người thu mua phế liệu như những người đổ rác, bởi vì sự thật là phế liệu bắt nguồn từ rác và mỗi lần phế liệu bán đi là lúc nhà chúng ta được sạch hơn, gọn hơn một tí.
Giá trị môi trường: Thử tưởng tượng nếu ngành công nghệ phế liệu không ra đường thì bất cứ thứ gì không dùng đến nữa cũng trở thành rác thải thì có thể bây giờ thế giới đã tràn ngập trong rác . Phế liệu được tái sản xuất đã làm chậm quá trình ô nhiễm môi trường. Chưa kể, chính bản thân việc gom phế liệu bán đã cùng lúc phân loại rác thải, một trong những biện pháp cải thiện môi trường.

Nghề thu mua phế liệu là của người nghèo?

Như đã nói nghề thu mua phế liệu là nghề nhiều giá trị, trong đó không thể không nói đến giá trị kinh tế. Chính những gánh, những bao đồng nát là nguồn thu nhập chính nuôi sống biết bao giao đình. Những người rời bỏ vùng quê nghèo tha hương cầu thực kiếm tiền nuôi con ăn học. Sắt phế liệu, nhôm phế liệu bao nhiêu tiền 1kg, có phải là chỉ lèo tèo vài ba nghìn thôi, có khi đắt đỏ lắm thì lên được vài chục nghìn. Vậy mà những con người cần cù vẫn cần mẫn thu gom hết chỗ này đến chỗ khác.

[​IMG]

Công việc này quả thật là dễ kiếm tiền nhưng để sống bằng nghề này không phải ai cũng chấp nhận được việc mỗi ngày tiếp xúc với bụi bẩn, các nguồn phế liệu nguy hại đến sức khoẻ, chưa kể phải chuyên chở, khuân vác nặng nề thường xuyên.
https://phelieulocphat.vn/khu-vuc-thu-mua/thu-mua-phe-lieu-tai-huyen-nha-be.html
Thu mua phế liệu và các nguy hại tiềm ẩn

Bên cạnh những lợi ích mang lại thì cũng không tránh khỏi những tác hại xấu của ngành phế liệu mang đến. Bởi vì, có nhiều loại phế liệu khác nhau tại bãi tập kết, kể cả phế liệu dễ cháy nổ. Thực tế là ngành công nghệ phế liệu được quản lí một cách lỏng lẻo nên có nhiều người không đủ chuyên môn để xử lí phế thải cháy nổ, dẫn tới nhiều vụ cháy nổ ngoài ý muốn đã xảy ra ảnh hưởng tới cuộc sống của những người xung quanh.

[​IMG]

Lợi ích và tác hại luôn đi cùng nhau cho nên khổng chỉ ngành thu mua phế liệu mà nhìn chung tất cả các ngành nghề khác đều như vậy. Chúng ta chỉ có thể làm mọi thứ để hạn chế tác hại xấu xảy ra. Hi vọng qua bài viết những điều chưa biết về nghề thu mua phế liệu này mỗi người chúng ta sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về phế liệu.
NGUỒN: https://phelieulocphat.vn

Tin liên quan cùng chuyên mục Lĩnh vực khác