Trẻ bị béo phì và những biến chứng nguy hiểm các mẹ cần chú

Ngày đăng: 7/27/2021 3:15:48 PM - Mẹ và bé - Toàn Quốc - 186
Chi tiết [Mã tin: 3366364] - Cập nhật: 44 phút trước

Vấn đề thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân làm giảm đi tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của trẻ. Đồng thời kéo theo đó là một loạt các hệ lụy về các bệnh khác. Tuy nhiên lại không có nhiều những bậc phụ huynh nhận biết rõ ra điều này. Nếu như béo phì không được can thiệp kịp thời. Thì nó có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ. Ví dụ như các bệnh lý tim mạch, hô hấp, tiểu đường,… . Trẻ bị béo phì sẽ để lại những biến chứng như thế nào? Và cách phòng tránh ra sao? Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết sau đây của chúng tôi nhé.

tre-bi-beo-phi-2ảnh: nubest.vn

1. Thừa cân béo phì là gì?

Thừa cân béo phì là sự tích tụ mỡ bất thường, vượt quá mức làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hiện nay, thừa cân béo phì ở trẻ nhỏ đang là vấn đề thách thức trên toàn cầu. Tại Việt Nam, năm 1996 tỷ lệ trẻ em thừa cân béo phì tại Hà Nội và TP.HCM chỉ là 12%. Sau 13 năm, (2009), tỷ lệ này là 43%. Kết quả điều tra năm 2014-2015 của Viện Dinh dưỡng Việt Nam, tỷ lệ trẻ béo phì ở TP.HCM trên 50%, còn khu vực nội thành Hà Nội khoảng 41%.

Qua những số liệu trên, có thể thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ nhỏ đang dần tăng lên, đặc biệt là ở những thành phố lớn. 

2. Nguyên nhân gây thừa cân béo phì ở trẻ em 

2.1. Béo phì nguyên phát

Do mất cân bằng năng lượng: Tăng lượng thu vào nhiều hơn nhu cầu của cơ thể hoặc giảm lượng tiêu hao trong thời gian dài làm tăng tích tụ mỡ trong cơ thể đặc biệt là ở bụng, mông, đùi và vai.

Dạng béo phì đơn thuần thường gặp ở những trẻ háu ăn, ăn nhiều thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, bánh kẹo, uống nước ngọt và ít hoạt động. 

2.2. Béo phì thứ phát

Béo phì ở trẻ em thứ phát thường gặp trong các bệnh lý nội tiết, bệnh lý di truyền, do dùng thuốc,...

  • Suy giáp trạng: Béo toàn thân, lùn, da khô và thiểu năng trí tuệ.
  • Cường năng tuyến thượng thận (U nam hoá vỏ thượng thận): Béo bụng, da đỏ có vết rạn, nhiều trứng cá, huyết áp cao.
  • Thiểu năng sinh dục: Thường gặp trong 1 số hội chứng như Prader-Willi (béo bụng, lùn, thiểu năng trí tuệ và hay gặp tinh hoàn ẩn); Lorence Moon Biel (béo đều toàn thân, đái nhạt, thừa ngón và có tật về mắt).
  • Các bệnh về não: thường gặp do các tổn thương vùng dưới đồi, sau di chứng viêm não. Béo thường có kèm theo thiểu năng trí tuệ hoặc có triệu chứng thần kinh khu trú.
  • Dùng thuốc: uống Corticoid kéo dài trong điều trị bệnh hen, bệnh khớp, hội chứng thận hư hoặc vô tình uống thuốc đông y có trộn lẫn corticoid để điều trị chàm, dị ứng và hen.

Điều trị béo phì ở trẻ em

Điều trị béo phì nên thực hiện ngay từ khi bé còn nhỏ để tránh khác hệ quả xấu về sau

3. Những biến chứng nguy hiểm của thừa cân béo phì ở trẻ em

Không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình, béo phì còn gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng khác cho trẻ, bao gồm:

3.1. Bệnh lý tim mạch 


link

Tin liên quan cùng chuyên mục Mẹ và bé