Xưởng chuyên bỏ sỉ áo thun giá rẻ nhất miền nam

Ngày đăng: 3/23/2023 11:57:24 AM - Dịch vụ - Toàn Quốc - 67
Chi tiết [Mã tin: 4529698] - Cập nhật: 35 phút trước

Áo thun là một item không thể thiếu trong tủ đồ của các chàng trai. Tuy nhiên, để chọn được những chiếc áo thun ưng ý không thể chỉ dựa vào họa tiết, màu sắc và kiểu dáng mà còn phụ thuộc rất lớn vào chất liệu vải may áo. Vậy trong tất cả các loại vải áo thun hiện nay, đâu là chất liệu tốt nhất? Đâu là cơ sở bỏ sỉ áo thun giá rẻ uy tín? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây!

Chất liệu vải may áo thun phổ biến nhất hiện nay

Để may được những mẫu áo thun đẹp, ngoài chú trọng đến thiết kế, họa tiết thì vải may áo thun cũng là một trong những điểm quan trọng cần lưu ý. Trên thị trường có rất nhiều chất liệu vải, vậy bạn đã biết nên chọn loại nào chưa? 

Vải Cotton – chất liệu vải may phổ biến nhất

Vải cotton được làm từ sợi vải tự nhiên từ nguyên liệu chính là sợi bông và các chất hóa học. Cotton có đặc tính thấm hút mồ hôi tốt, thông thoáng, chống mài mòn hiệu quả, dễ nhuộm màu cùng khả năng chống lại sự xâm nhập của các vết bẩn và nấm mốc. Với những ưu điểm tuyệt vời mà vải cotton được lựa chọn sử dụng phổ biến trong ngành may mặc, với các sản phẩm chủ đạo như: chăn, gối, quần áo…

Ưu nhược điểm của vải cotton

Ưu điểm

  • Với khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt nên vải áo thun cotton mang lại cảm giác thoáng mát, thoải mái cho người mặc.
  • Độ bền cao, khi giặt nhanh khô, dùng được trong máy giặt cùng và có thể sử dụng các chất tẩy rửa

Nhược điểm

  • Chất vải Cotton 100% khá là cứng nên thích hợp cho nam giới sử dụng, hơn nữa giá thành vải cotton 100% khá cao, nên nó không thật sự phổ biến với tất cả mọi người.
  • Vì vậy, vải cotton được sử dụng pha với sợi Spandex nhằm làm vải trở nên mềm mại hơn. Thích hợp dùng cho chị em phụ nữ, và giá thành cũng không quá cao.

Ngoài cotton, khi may áo thun người ta cũng sử dụng một số các chất liệu vải khác, có thể kể đến như:

Polyester (Vải PE)

Vải Polyester hay còn gọi là vải PE là chất liệu vải được tổng hợp từ hai nguyên tố là Acid và rượu công nghiệp.

Ưu nhược điểm của vải PE

Ưu điểm

  •  Vải PE dày dặn, có khả năng chống thấm nước, chống cháy cao
  • Độ co dãn không cao không hay bị dãn, không nhăn nhúm khi sử dụng là một điểm mạnh của vải PE.
  • Do cấu tạo hóa học giữa các sợi vải nên vải PE rất bền màu theo thời gian là chất liệu vải được ưa dùng để may đồng phục.
  • Cấu tạo sợi vải sát gần nhau nên vải PE có khả năng chống thấm nước tốt, vải PE cũng được sử dụng làm túi ngủ hay lều bạt.
  • Điểm cộng nữa cho vải PE là giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các loại vải khác. 

Nhược điểm

  • Vải Polyester có độ dày cao nên thường nặng và khó khăn trong việc giặt giũ, phơi lâu khô.
  • Khả năng thâm nước ít nên khi mặc vải PE thường gây cảm giác nóng bức, nhất là đối với những người hoạt động ngoài trời. Tuy nhiên, đã có giải pháp khắc phục hạn chế này của vải PE là pha lẫn vải PE với vải cotton.

Linen (Vải lanh)

Vải Linen là chất liệu vải được được làm từ sợi trong thân cây lanh, chất liệu vải có nguồn gốc từ thiên nhiên nên nó chắc chắn, an toàn và bóng mượt hơn vải cotton.

Ưu nhược điểm của vải lanh

Ưu điểm

  • Vải linen có khả năng thấm hút và bay hơi nước rất nhanh, nó có thể chịu được độ ẩm lên tới 20% mà vẫn không gây cảm giác ẩm ướt, vì thế đây là loại vải thoáng mát số một cho những ngày hè nắng nóng.
  • Vải Linen có độ bền cao chắc gấp hai lần vải cotton, có thể giặt tay hoặc giặt khô.
  • Thuốc nhuộm tạo nên đường nét sắc nét, in thấm tốt, chống ăn mòn tốt. 
  • Linen có khả năng chịu nhiệt tốt. Nó ít bị ảnh hưởng nhiệt hơn sợi cotton. Nó có khả năng chống chọi trước ánh sáng trực tiếp của mặt trời

Nhược điểm

  • Sợi linen không có đủ tính đàn hồi như sợi cotton, khả năng đàn hồi rất kém nên hình thành những nếp nhăn luôn có mặt trên bề mặt vải.
  • Một nhược điểm lớn nhất của vải Linen là khả năng chịu ma sát kém, nên qua thời gian sử dụng ma sát, linen dễ bị hao mòn và có hiện tượng lizzing ( vón sơ bông - vón cục bông ) trên mặt vải do ma sát khiến các xơ sợi vón tròn lại với nhau .
  • Để hạn chế lại nhược điểm này , một số dòng sản phẩm Linen sẽ được pha chế sợi cùng với dòng chất liệu khác như spandex hay bột gỗ hoặc tơ tằm để hạn chế tối đa nhược điểm này .


 

Tin liên quan cùng chuyên mục Dịch vụ