Giúp cải thiện tình trạng nôn ở trẻ nhỏ như thế nào

Ngày đăng: 4/5/2023 5:15:49 PM - Mẹ và bé - Toàn Quốc - 86
Chi tiết [Mã tin: 4562029] - Cập nhật: 3 phút trước

Trong những tháng đầu đời, trẻ rất hay gặp tình trạng nôn trớ khiến các bậc cha mẹ đau đầu lo lắng. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nôn trớ lâu ngày sẽ tạo thành những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe. Tìm hiểu các cách trị nôn cho trẻ nhỏ hiệu quả và nhanh chóng nhất trong bài viết sau.

 

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG PHÙ HỢP RẤT QUAN TRỌNG SAU NÔN TRỚ

Việc cho trẻ nhỏ ăn cũng hết sức nhạy cảm. Vì không cho trẻ ăn sẽ khiến trẻ đói, nhưng khi cho trẻ ăn cũng khiến trẻ nôn nhiều hơn. Vì vậy, ba mẹ cần cung cấp thức ăn cho trẻ thật cẩn thận, khoa học.

Khi trẻ bị nôn trớ thì mẹ hãy cho bé ăn những thức ăn lỏng, loãng, nhạt thay vì thức ăn rắn như bình thường. Việc làm này sẽ giúp các con tiêu hóa dễ dàng hơn mà đường ruột của trẻ cũng không bị làm việc quá tải.

Mẹ có thể cho trẻ ăn cháo loãng, súp rau củ thanh đạm và không nên kiêng khem quá mức để tránh bé không bị suy dinh dưỡng, thiếu chất và thiếu năng lượng. Một chế độ ăn uống của bé cần phải cung cấp đầy đủ cho cơ thể vitamin và khoáng chất cần thiết, để bé phục hồi sức khỏe nhanh chóng hơn mẹ nhé.

CHO CON DÙNG THÊM MEN VI SINH HỖ TRỢ TĂNG CƯỜNG TIÊU HÓA

Hiện nay, nhiều ba mẹ có con nhỏ thường ưu tiên lựa chọn bổ sung probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé. Bởi rối loạn tiêu hóa, tiêu hóa kém là những nguyên nhân hàng đầu khiến bé mệt mỏi, nôn trớ và biếng ăn. Tăng cường lợi khuẩn dồi dào từ men vi sinh cho con giúp bảo vệ đường ruột của trẻ, phòng tránh và điều trị các dấu hiệu buồn nôn, nôn trớ, đầy hơi hay các triệu chứng bệnh đường ruột khác....

Theo đó, mẹ nên cho trẻ dùng men vi sinh đúng cách tạo tiền đề giúp trẻ ăn uống khỏe hơn, hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, hiệu quả, sức đề kháng được tăng cường. Nhờ đó mà con sẽ có nền tảng vững chắc để khỏe mạnh, phát triển toàn diện hơn.

GỌI CẤP CỨU TRONG TRƯỜNG HỢP BÉ NÔN LIÊN TỤC

Nếu trẻ nhỏ nôn liên tục và kèm theo dấu hiệu sau đây thì mẹ cần phải gọi cấp cứu ngay để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của của con mình nhé. Cụ thể:

·        Trẻ sốt trên 38 độ, sốt kéo dài trên 3 ngày.

·        Sốt kèm theo co giật.

·        Nôn ra hoặc bé nôn ra dịch xanh, vàng.

·        Đau bụng quằn quại.

·        Các triệu chứng: bơ phờ, đau đầu, phát ban, cứng gáy, không đi tiểu từ 6 đến 8 giờ hoặc nước tiểu đậm, miệng khô, mắt trũng...

CHO TRẺ NGHỈ NGƠI ĐỂ GIẢM NÔN TRỚ

Cho trẻ nghỉ ngơi chính là bước đầu tiên mà các mẹ cần phải làm khi thấy trẻ liên tục nôn. Giai đoạn này, ba mẹ không nên áp dụng bất kỳ phương pháp nào mà phải dành thời gian cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn.

Hãy cho trẻ nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, thoáng khí và nằm nghỉ thoải mái trên giường. Trong lúc này, mẹ có thể xoa bụng hoặc lưng con nhẹ nhàng để trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Một giấc ngủ sâu sẽ giúp trẻ lấy lại bình tĩnh và nhanh chóng hồi phục hơn đấy.

BÙ NƯỚC CHO TRẺ BỊ NÔN TRỚ

Một điều quan trọng mà mẹ cần làm khi trẻ nôn trớ liên tục là cho bé uống nước liên tục để bù nước lại

cho cơ thể. Bên cạnh đó, các mẹ có thể cho bé uống thêm dung dịch bù điện giải oresol pha đúng liều lượng để thay thế nước và muối đã bị mất khi trẻ nôn.

ẤN HUYỆT CHO BÉ

Kỹ thuật ấn huyệt nhẹ nhàng, đúng cách sẽ giúp cải thiện tình trạng trẻ buồn nôn. Ấn huyệt tạo áp lực lên một phần của cơ thể bé để tạo ra sự thay đổi ở những nơi khác.

Để ngăn chặn tình trạng trẻ bị nôn liên tục, mẹ hãy sử dụng ngón giữa và ngón trỏ của mình để ấn vào rãnh giữa hai gân ở cổ tay trên nếp gấp cổ tay nhé.


 

Tin liên quan cùng chuyên mục Mẹ và bé