Lá bằng lăng chữa tiểu đường được không?

Ngày đăng: 10/2/2023 2:18:49 PM - Khác - Toàn Quốc - 29
Chi tiết [Mã tin: 4912894] - Cập nhật: 17 phút trước

Lá bằng lăng chữa tiểu đường được không?

Đã từ rất lâu, lá bằng lăng được người dân ở một số quốc gia như Philippines, Ấn Độ sử dụng như một loại trà hãm uống để hỗ trợ phòng ngừa và điều trị tiểu đường. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: lá bằng lăng chứa một số hoạt chất như acid corosolic, ellagitannin và gallotannin có tác dụng hỗ trợ điều trị đái tháo đường hiệu quả.


Trong đó, hoạt chất Acid corosolic có tác dụng làm giảm lượng đường trong , tăng độ nhạy insulin, tăng cường hấp thu glucose và ức chế hoạt động của enzyme α-glucosidase.


Hợp chất ellagitannin (cụ thể là lagerstroemin, flosin B, reginin A) cũng giúp cải thiện nồng độ đường huyết. Chúng thúc đẩy quá trình chuyển hóa glucose bằng cách kích thích sản sinh chất vận chuyển glucose loại 4 (GLUT4 – một loại protein đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển glucose từ vào cơ bắp và tế bào mỡ).


Hợp chất gallotanin cũng có tác dụng tương tự khi nó kích thích quá trình vận chuyển glucose vào tế bào. Thậm chí, một số nghiên cứu còn chỉ ra một loại gallotanin được gọi là penta-O-galloyl-glucopyranose (PGG) có hoạt tính kích thích chuyển hóa glucose cao hơn cả acid corosolic và ellagitannin.


Ngoài tác dụng hỗ trợ điều trị đái tháo đường, lá bằng lăng còn sở hữu một số lợi ích tiềm năng khác như: 


·  Chống thừa cân, béo phì: Các hoạt chất trong lá bằng lăng ức chế quá trình tạo mỡ và lipogenesis (sự hình thành của các tế bào mỡ và các phân tử chất béo). Ngoài ra, các hợp chất polyphenol trong lá bằng lăng, chẳng hạn như pentagalloylglucose (PGG) có thể giúp ngăn chặn tiền chất tế bào mỡ chuyển hóa thành tế bào mỡ trưởng thành.


·  Ngăn ngừa bệnh tim mạch: Acid corosolic và pentagalloylglucose (PGG) trong lá bằng lăng có thể giúp làm giảm mức cholesterol xấu trong và cải thiện mức cholesterol tốt. Tác dụng này sẽ làm giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch và huyết áp cao – nguyên nhân hàng đầu của bệnh tim mạch.


·  Tiềm năng chống ung thư: Các nghiên cứu cho thấy chiết xuất lá bằng lăng có chứa chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn và hạn chế tổn thương gây ra bởi các gốc tự do. Từ đó, góp phần hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư.


·  Kháng khuẩn và kháng virus: Chiết xuất từ lá bằng lăng có thể bảo vệ chống lại các vi khuẩn như Staphylococcus aureus và Bacillus megaterium, cũng như các loại virus như rhinovirus (HRV), một nguyên nhân gây cảm lạnh thông thường.

https://thienduoc.net/nano-dong-trung-ha-thao-3-bo

https://thienduoc.net/hoat-huyet-td

Tin liên quan cùng chuyên mục Khác