Phải làm sao khi gặp tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón sinh lý?

Ngày đăng: 2/25/2023 10:50:44 AM - Mẹ và bé - Toàn Quốc - 38
Chi tiết [Mã tin: 4460310] - Cập nhật: 12 phút trước

Sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ luôn là sự quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ. Đối với trẻ nhỏ, các vấn đề tiêu hóa luôn thường trực và có thể xảy ra bất kì lúc nào. Vậy khi gặp tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón sinh lý, cha mẹ phải xử lý ra sao cho thích hợp đây?


PHẢI LÀM SAO KHI GẶP TÌNH TRẠNG TRẺ SƠ SINH BỊ TÁO BÓN SINH LÝ?

Làm thế nào để cải thiện tình trạng táo bón sinh lý cho trẻ là mối quan tâm của nhiều phụ huynh. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục hiệu quả, an toàn cho trẻ sơ sinh mẹ có thể tham khảo:

·        Với trẻ dùng sữa công thức bị táo bón, mẹ hãy chuyển sang loại sữa khác phù hợp hơn cho con. Có thể cân nhắc loại sữa có thành phần chất xơ lớn hơn.

·        Sử dụng men vi sinh cho trẻ sơ sinh thường xuyên để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con. Đặc biệt với những bé có tiêu hóa nền kém như trẻ sinh non, sinh mổ,... con dễ gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn ruột. Việc mẹ chủ động bổ sung lợi khuẩn sớm cho con giúp đảm bảo cân bằng hệ vi sinh, hạn chế các vấn đề tiêu hóa dễ gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dùng men vi sinh đều đặn cũng là cách tăng sức đề kháng cho bé, nâng cao sức khỏe đường ruột tốt hơn.

·        Khi bị thiếu nước hoặc mất nước, cơ thể sẽ hấp thu chất lỏng từ đường ruột làm cho kết cấu phân của bé khô và rắn, gây khó đi ngoài. Vì vậy mẹ cần cho con bú đầy đủ, tăng cữ để ngăn ngừa hiện tượng thiếu nước.

·        Thực hiện massage kích thích hệ tiêu hóa, tăng nhu động ruột giúp trẻ nhuận tràng. Thực hiện đều đặn 2 lần/ngày sau khi con ăn xong khoảng 30 phút.

·        Mẹ hãy điều chỉnh chế độ ăn để nâng cao chất lượng sữa mẹ, tăng cường chất xơ từ các loại rau củ quả, uống nhiều nước, tránh ăn đồ ăn cay nóng, dùng nước uống có cồn..

GIÚP MẸ NHẬN BIẾT TRẺ SƠ SINH BỊ TÁO BÓN SINH LÝ?

Trẻ sơ sinh bị táo bón sinh lý có thể nhận biết qua những dấu hiệu như sau:

Tần suất đi ngoài của trẻ giảm so với bình thường

Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, bé sẽ đi ngoài khoảng 3-4 lần/ngày và trẻ từ 6 tới 12 tháng tuổi đi từ 1-2 lần/ngày. Nếu mẹ thấy tần suất đi ngoài của trẻ giảm hẳn so với bình thường, từ 2-3 lần/tuần hoặc lâu hơn, kèm theo dấu hiệu trẻ cần phải rặn đỏ mặt khi đi ngoài thì khả năng cao con bị táo bón.

Những trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi mẹ cần theo dõi thêm các biểu hiện khác, bởi trẻ trong thời điểm giãn ruột sinh lý cũng đi ngoài ít hơn. Giai đoạn này thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi trở lên, kéo dài từ 2-3 tháng kể từ khi con gặp phải hiện tượng này.

Trẻ có triệu chứng chướng bụng, đầy hơi

Thức ăn nạp vào cơ thể sẽ qua qua đường ruột, tuy nhiên thức ăn không được đào thải sẽ khiến trẻ bị đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu. Khi mẹ đặt tay lên bụng trẻ sẽ thấy bụng hơi căng, kèm theo hiện tượng xì hơi có mùi khó chịu. Để xem trẻ có bị táo bón hay không, bố mẹ cần chú ý tới tính chất phân, tần suất đi ngoài của con..

Trẻ bị căng thẳng mỗi lần đi ngoài

Khi bị táo bón sinh lý, trẻ thường đi phân khô, cứng, vón cục. Cơ bụng của con còn yếu nêu khi rặn con sẽ phải cố sức khiến mặt đỏ ửng, thậm chí gồng mình nhiều hơn. Mỗi lần đi ngoài có thể khiến tổn thương hậu môn và làm cho trẻ cảm thấy căng thẳng. Nếu tình trạng bé sơ sinh khó đi ngoài kéo dài có thể làm tăng cao nguy cơ bị trĩ, táo bón mãn tính, rò hậu môn, sa trực tràng..

Trẻ táo bón biếng ăn và quấy khóc nhiều

Dấu hiệu biếng ăn và quấy khóc nhiều cũng hay gặp ở trẻ sơ sinh bị táo bón sinh lý. Do lượng thức ăn nạp vào cơ thể không được bài tiết khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi, ngủ không sâu giấc, biếng ăn và quấy khóc nhiều. Tình trạng này kéo dài có thể làm cho con bị còi cọc, suy dinh dưỡng, chậm lớn..

Phân bé cứng, vón cục rất dễ nhận biết

Nhìn vào trạng thái của phân trẻ, bố mẹ có thể biết được con có bị táo bón hay không. Thông thường phân của trẻ bị táo bón thường cứng, khô, vón cục như phân dê. Một số trường hợp phân của trẻ ở dạng sệt và keo dính.


Tin liên quan cùng chuyên mục Mẹ và bé